Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
Các chương trình [dạy] tư duy phê phán chính qui
Có hai cách để giảng dạy tư duy phê phán trong lớp học. Phương pháp thứ nhất, và phương pháp mà chúng ta có thể tìm thấy trong sách giáo khoa này, cũng là phương pháp dễ nhất, ít tốn thời gian và ít tốn kém nhất. Phương pháp này là việc thay đổi đơn giản sự giảng dạy và kiểm tra sơ qua các phương pháp của một người để nâng cao tư duy phê phán giữa các sinh viên của họ. Phương pháp này được giải thích sau theo hai phân đoạn.
Phương pháp thứ hai – khó hơn, tốn thời gian và tốn kém hơn - được môt tả ngắn gọn như sau. Phương pháp này [hướng đến] thực hành tư duy phê phán chính qui vào các bài tập, các chương trình và các tài liệu đã được các nhà chuyên môn chuẩn bị và các giảng viên hay hướng dẫn viên mua để sử dụng ngay được. Những tài liệu này là phương tiện nổi trội mà nhờ đó giờ đây tư duy phê phán đã được giảng dạy trong giáo dục tiểu học và trung học. Đối với một lớp học, trường học hay khu giảng đường riêng, các tài liệu tư duy phê phán chính qui có giá từ hàng trăm đến hàng ngàn đô la Mỹ. Sự thật là các chương trình [dạy] tư duy phê phán hiện nay là một sự bình luận tồi về sự xuống cấp của nền giáo dục trong nước Mỹ, bởi vì rõ ràng là sinh viên đã từng được học tư duy phê phán ở nước ta [nước Mỹ] mà không hề có những tài liệu như vậy.
Hàng chục chương trình [dạy] tư duy phê phán đã xuất hiện. Dưới đây chỉ là 3 chương trình đã đến hộp thư thoại của khoa tôi mà không hề được yêu cầu:
Đầu tiên, “chương trình Tư duy CORT” của Tiến sĩ Edward de Bono, là một tập hợp 60 “bài học tư duy” hứa hẹn “sự thành công trong việc thúc đẩy sinh viên ở mọi lứa tuổi và năng lực để: tư duy – và phát triển các giải pháp sáng tạo đối với các vấn đề - cả bên trong lẫn bên ngoài lớp học, hoàn thiện số lượng và chất lượng của bài viết sáng tạo của họ, và xem bản thân họ như những nhà tư duy tích cực, qua đó có khả năng nắm giữ một hình ảnh tự thân tốt hơn về chính bản thân mình và tự tin vào chính năng lực của mình để đi đến thành công.”
Thứ hai là, “các chiến lược giảng dạy tư duy phê phán xuyên suốt chương trình giáo dục” từ cơ quan kiểm định giáo dục bao gồm một chương trình phát triển chuyên nghiệp hai giai đoạn cho các nhà giáo dục ở cấp độ trung học, cái sẽ giúp họ có thể “tích hợp việc giảng dạy các kĩ năng tư duy vào chương trình giảng dạy của họ, và huấn luyện các giáo viên trong trường của họ và/hoặc trong các khu vực thực hiện được như vậy.” Giai đoạn I dạy “dẫn nhập vào các kĩ năng tư duy, sự hình thành khái niệm, tìm kiếm các khuôn mẫu, tạo ra các suy luận, xây dựng và kiểm tra các giả thuyết, và hiểu biết và cấu tạo nghĩa.” Giai đoạn II dạy cho các giáo viên để huấn luyện các giáo viên khác.
Chương trình thứ 3, từ Press [sự thúc ép] của các giáo viên, đặt câu hỏi “liệu bạn có quan tâm đến việc thanh thiếu niên Mỹ thiếu kĩ năng tư duy logic, trong khi lại thông thạo các mạnh khóe và sự mua chuộc, không có khả năng đánh giá độ tin cậy của các dữ liệu? ” Họ chuẫn bị cho trường trung học phổ thông những tài liệu liên hệ tích cực đến những quan tâm này. Ví dụ, sự mô tả của đơn vị của họ về “Một nghiên cứu những ngụy biện logic” chỉ ra rằng, “Việc giảng dạy các kĩ năng tư duy phê phán đã được chấp nhận từ lâu như một mục tiêu chính của hầu hết các giáo viên. Hầu hết có thể nói rằng họ muốn phát triển trong các sinh viên của họ một cách nhìn về thế giới đáng tin cậy nhưng có tra vấn. Hầu hết muốn các sinh viên của họ điều tra nghiên cứu thế giới một cách tích cực theo một cách thức khoa học và có tổ chức – đối lập lại với việc mù quáng chấp thuận truyền thống, uy quyền hay tri thức dân gian.”
Các loại khóa giảng nhấn mạnh tư duy phê phán
Phân đoạn ưu tiên của sách giáo khoa này được viết nhằm mô tả tư duy phê phán, để cung cấp cho bạn về sự cần thiết mang tính thúc ép để đẩy mạnh nó trong các sinh viên, và để khuyến khích bạn biến nó thành bộ phận trong chương trình giảng dạy khóa giảng và dạy phương pháp của bạn. Bây giờ bạn sẽ học cách và thực hiện điều này ở đâu và như thế nào trong các khóa giảng của bạn. Tư duy phê phán có thể được đưa ra hay nhấn mạnh trong tất cả các phạm vi của lớp học: bài giảng, bài tập về nhà, các bài luận và kiểm tra. Chúng ta sẽ xem xét từng cái một. Một số nỗ lực phụ thêm một ít trên bộ phận hướng dẫn là cần thiết, nhưng nỗ lực sẽ đáng công bởi vì các kết quả là rất có giá trị cho sinh viên. Hãy nhớ, trong khi bạn giảng dạy tư duy phê phán, bạn cũng nên giảng lí do tại sao nó lại có giá trị.
Tư duy phê phán có thể được giảng dạy qua:
1. Các bài giảng: dĩ nhiên bạn có thể giảng dạy trực tiếp các nguyên tắc tư duy phê phán cho các sinh viên của bạn trong suốt quá trình giảng bài, nhưng điều này không cần thiết và cũng không được khuyên làm. Hãy tập trung vào chủ đề của bạn, nhưng hãy trình bày điều này theo một cách sao cho các sinh viên được khuyến khích tư duy một cách phê phán về chủ đề đó. Điều này được thực hiện trong suốt bài giảng bằng cách đặt vấn đề cho sinh viên theo những cách đòi hỏi rằng họ không những hiểu được vấn đề mà còn có thể phân tích nó và áp dụng nó vào các tình huống mới.
2. Các bài thí nghiệm: sinh viên không thể trách được việc thực hành tư duy phê phán trong suốt các bài thí nghiệm trong lớp học khoa học, vì họ đang học phương pháp khoa học.
3. Bài tập về nhà: cả bài tập đọc ở nhà theo truyền thống và các nhóm vấn đề hay câuh hỏi được soạn thảo đặc biệt có thể được dùng để nâng cao tư duy phê phán. Bài tập về nhà đem đến nhiều cơ hội để khuyến khích tư duy phê phán.
4. Các bài tập định lượng: các bài tập toán và các vấn đề biểu thị tính định lượng dạy các kĩ năng giải quyết vấn đề có thể được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Điều này rõ ràng nâng cao tư duy phê phán.
5. Các bài luận: Cách tốt nhất để dạy tư duy phê phán là yêu cầu sinh viên viết. Việc viết bài ép sinh viên phải tổ chức các tư tưởng của họ, dự liệu chủ đề của họ, đánh giá các thông tin của họ theo một cách logic, và đưa ra những kết luận của họ theo một cách thái thuyết phục. Bài viết tốt là hình ảnh thu nhỏ của tư duy phê phán tốt.
6. Các bài kiểm tra: Các câu hỏi kiểm tra có thể được sắp đặt để thúc đẩy tư duy phê phán hơn là sự học vẹt. Điều này đúng cho cả các bài kiểm tra dạng tiểu luận và các bài kiểm tra dạng nhiều lựa chọn.
Nhiệm vụ của bạn, nếu bạn quyết định chấp nhận nó, là sự dụng một hay nhiều chiến thuật hay kĩ thuật lớp học hơn được nói dưới dây để dạy tư duy phê phán trong một hay nhiều hơn 4 loại khóa giảng. Bạn được khuyến khích khám phá các khả năng và sử dụng chúng nhiều bao nhiêu bạn muốn. Nếu bạn đã biết sử dụng một số kĩ thuật này rồi, và nhiều người trong các bạn cũng vậy, thì bạn không phải thay đổi gì nữa.
Các chiến lược giảng dạy tư duy phê phán và các kĩ thuật lớp học
Tư duy phê phán không thể được giảng dạy qua việc giảng bài. Tư duy phê phán là một tiến trình chủ động, trong khi, đối với hầu hết sinh viên, việc nghe các bài giảng là một hành vi thụ động. Các kĩ năng trí tuệ của tư duy phê phán – phân tích, tổng hợp, phản tư… – phải được học bằng cách thực hiện chúng trên thực tế. Sự hướng dẫn trong lớp, bài tập về nhà, các bài luận và kiểm tra, vì thế, nên nhấn mạnh sự tham gia trí tuệ tích cực của sinh viên.
Các bài giảng: sự nâng cao tư duy phê phán có thể được thực hiện trong suốt quá trình giảng bài bằng việc thỉnh thoảng dừng giảng và yêu cầu sinh viên tìm hiểu và đặt vấn đề có suy nghĩ về tài liệu mà bại mới đưa ra, sau đó cho họ một thời gian thích hợp để trả lời. Không nên lập tức tự mình đưa ra các câu trả lời; dành thời gian đủ cho sinh viên suy nghĩ về câu trả lời của họ trước khi họ phát biểu. Nếu bạn lúc nào cũng tự mình đưa ra câu trả lời như vậy, sinh viên sẽ nhanh chóng nhận ra điều đó và sẽ không trả lời. Nhớ tên sinh viên càng nhanh càng tốt để bạn đưa ra những câu hỏi cho những sinh viên cụ thể bằng cách gọi đúng tên chúng. Nếu một cá nhân không thể đưa ra một câu trả lời, hãy giúp họ bằng cách đơn giản hóa câu hỏi và dẫn họ qua tiến trình tư tưởng sau: hỏi về những dữ liệu nào cần có để trả lời câu hỏi, đề nghị cách dữ liệu có thể được sử dụng như thế nào để trả lời câu hỏi, sau đó cho sinh viên sử dụng các dữ liệu theo một cách thích hợp để đi đến câu trả lời.
Dĩ nhiên, bạn có thể đưa ra những câu hỏi đơn giản chỉ để yêu cầu sinh viên nó lại những thông tin thực tế mà bạn vừa đưa ra cho họ trong bài giảng. Nhiều sinh viên gặp vấn đề với những câu hỏi thực tế vì họ không tập trung chú ý trong lớp học, đơn giản là họ chưa bao giờ học cách lắng nghe một giảng viên, động não và ghi chú, hoặc họ không biết cách xem lại những ghi chú của họ và sách giáo khoa để chuấn bị cho một bài kiểm tra. Có lẽ loại tư duy phê phán cơ bản nhất là việc biết cách lắng nghe một bài giảng một cách tích cực hơn là thụ động; nhiều sinh viên không biết cách làm điều đó vì họ chưa bao giờ được dạy và họ có thể trót lọt qua được từ hệ thống giáo dục đến tính huống hiện tại của họ - lớp học của bạn – mà không phải luyện tập nó. (Một quyển sách hay đáng đọc hay được đề nghị sinh viên nên đọc nó là How to Speak, How to Listen của Mortimer J. Adler). Có lẽ điều khôn ngoan là bắt đầu bằng cách đưa ra loại câu hỏi thực tế để sinh viên nhận ra rằng họ phải tập trung chú ý. Tuy nhiên, mục tiêu của tư duy phê phán đòi hỏi rằng cuối cùng bạn phải đưa ra những câu hỏi yêu cầu sinh viên tư duy qua nguyên nhân và hậu quả hay kiểu tiền đề và kết luận của một lập luận. Điều này buộc họ phải lí luận từ các dữ liệu hoặc thông tin mà lúc này họ thực hiện qua bài giảng để đạt được những kết luận hay hiểu biết mới về chủ đề. Ví dụ, trong hóa học, sau khi đưa ra các thông tin về các phản ứng hóa học, bạn có thể yêu cầu sinh viên mô tả các phản ứng hóa học hiện ra với họ hay gần họ hàng ngày bằng sự kết hợp các chất hóa học phổ biến. Yêu cầu họ giải thích kiểu phản ứng nào diễn ra (ôxy hóa, sự khử…) bằng việc sử dụng bất kì kiến thức nào họ có về chất gây phản ứng hóa học và kiến thức mới của họ về các phản ứng hóa học.
Tiến sĩ Dennis Huston ở Đại Học Rice, người đoạt các giải thưởng về việc giảng dạy đông người tham dự nhất, khuyên nên đưa ra những câu hỏi như vậy trong lớp học. Ông than phiền rằng chúng ta dạy sinh viên trở thành những người chỉ biết thu nhận thông tin từ giảng viên, hơn là bắt họ nó về và tin tưởng vào các chính các tư tưởng của họ về chủ đề. Huston chỉ ra rằng các câu hỏi thấu đào và gợi suy tư thường có những câu trả lới mơ hồ và không chắc chắn; Điều này đúng trong lĩnh vực nghiên cứu (Văn học) của ông hơn là trong toán và khoa học, nhưng sự quan niệm là giống nhau. Đúng hơn việc qui định sinh viên đánh giá chỉ về những cái người hướng dẫn nói ra, là bắt họ tư duy sâu vào chủ đề và đánh giá những cái mà họ nghĩ và cảm nhận được. Giảng dạy để sinh viên tư duy nội dung các ý tưởng của họ. Yêu cầu họ đưa ra các mối liên hệ và nhận ra các mẫu hình. Họ sẽ cảm nghiệm được một trách nhiệm đối với sự giáo dục của chính họ và tư duy về cái mà họ đã học và đọc. Các sinh viên sẽ bị thu hút vào tiến trình học tập của chính họ, sẽ cảm nhận sâu về nó và học cách đánh giá và tin tưởng vào những tư tưởng và ý kiến của chính mình. Những khuyến cáo này là sự ứng dụng hoàn hảo cho việc thúc đẩy tư duy phê phán.
Sau bài giảng nhưng trước khi buổi học kết thúc, hãy yêu cầu sinh viên viết các bài viết một phút về điều quan trọng nhất mà họ học được trong lớp học ngày hôm đó và điều riêng biệt nào mà họ vẫn cảm thấy bối rối, không hiểu. Tiến sĩ Huston cho rằng điều này là bài tập riêng quan trọng nhất mà bạn có thể làm được. Bạn sẽ nhận được phản hồi trực tiếp về những cái mà sinh viên đang học và các mà họ vẫn cần phải hiểu thêm (về mặt kĩ thuật, đây là một ứng dụng của cái được gọi là “nghiên cứu trong lớp học” hay “sự đánh giá của lớp học”, sự khám phá có chủ ý ra cái mà phần lớn sinh viên đang học, học như thế nào và về việc bạn đang giảng dạy như thế nào). Ông cho rằng nó cũng hoàn thiện bài viết của họ. Trong trường hợp ở đây của chúng ta, dĩ nhiên, bài tập này hoàn thiện tư duy phê phán.
Trong lớp học, hãy khuyến khích sinh viên nêu các câu hỏi. Luôn luôn phản ứng một cách tích cực với những câu hỏi đó; không bao giờ gạt bỏ các câu hỏi hay hạ thấp người đặt câu hỏi. Thay vào đó, hãy hoanh nghênh người đặt câu hỏi (ví dụ, hãy nói, “Câu hỏi hay đây!” hay “Tôi đoán chắc là bạn muốn hiểu điều này”). Những câu hỏi từ sinh viên có nghĩa là họ đang tư duy một cách phê phán về cái mà bạn đang nói; hãy khuyến khích tư duy như vậy!
Trong suốt bài giảng, hãy đưa những thông tin lịch sử và triết học về toán học và khoa học nào có thể giúp sinh viên hiểu rằng mọi kiến thức toán và khoa học đều thu được từ những người đã thực hiện tư duy phê phán trong quá khứ, đôi khi bằng những hành động rất can đảm hay của công việc cần cù, nhạt nhẽo trong sự đối mặt với những khó khăn dường như không thể vượt qua được.
Các bài thí nghiệm: Nhiều bài giảng khoa học có những bài thí nghiệm đi kèm với chúng. Các bài thực hành thí nghiệm khoa học đều tốt cho việc giảng dạy tư duy phê phán. Các lí do là khá rõ ràng. Ở đây, sinh viên học phương pháp khoa học bằng việc thực hành nó trên thực tế. Phương pháp này của việc giảng dạy tư duy phê phán là quá sáng tỏ và rõ ràng đến nỗi dường như lạ lùng rằng tư duy phê phán không được thúc đẩy nhiều trong giáo dục tiểu học và trung học bằng cách chỉ bắt đầu hướng dẫn khoa học ở cấp độ 1 và yêu cầu sinh viên phải học nhiều bài giảng khoa học hơn. Vì các bài thí nghiệm dạy tư duy phê phán một cách tự động đến mức độ nào đó, chúng ta sẽ không mất thì giờ vào chủ đề này nữa.
Bài tập về nhà: Có các cơ hội nhiều vô số để thúc đẩy tư duy phê phán bằng những việc giao bài tập về nhà. Đối với bài tập về nhà để đọc, Tiến sĩ William T. Daly khuyên rằng bạn nên cung cấp cho sinh viên những câu hỏi tổng quát mà bạn muốn họ trả lời trước khi họ bắt đầu đọc, và nhấn mạnh rằng sinh viên phải tổ chức các ghi chú của họ xung quanh các câu hỏi đó. Yêu cầu sinh viên chuyển biến thông tin thành của họ bằng cách yêu cầu họ phải diễn giải một cách khác, tóm tắt, hoặc phác thảo tất cả những gì được giao đọc. Ông đề nghị rằng bạn có thể chấm điểm những nỗ lực viết của họ bằng những câu hỏi vấn đáp có thể được kết cấu để đòi hỏi sự khái niệm hóa trừu tượng và chấm điểm khi sinh viên nói ra, vì hầu hết sinh viên sẽ chuẩn bị kĩ để tránh mất mặt liên tục nơi công cộng. Dĩ nhiên, bạn cũng có thể thu thập, đánh giá và trả lại những nỗ lực viết của họ.
Như đã nói ở trên, việc giúp sinh viên viết nhiều hơn là cách tốt nhất và có lẽ là dễ dàng nhất, để nâng cao tư duy phê phán (điều này cũng là một giải đáp cho câu hỏi, “sinh viên dã học tư duy phê phán như thế nào trước khi có các bài tập và các đơn vị giáo trình tư duy phê phán?”). Việc viết ra ép sinh viên phải tổ chức các tư tưởng của họ và tư duy một cách phê phán về các tài liệu. Hãy yêu cầu sinh viên viết các bài luận ngắn về những chủ đề đi thẳng vào vấn đề, xem xét lại các bài báo khoa học, thậm chí viết lại các đề mục tin tức và các chương trong sách giáo khoa theo một cách khác. Những bài tập này có thể giống như bài thí nghiệm mà bạn muốn tạo ra cho họ. Ví dụ, Nữ tiến sĩ Robin W. Tyser và William J. Cerbin (1991, Khoa học sự sống, Bioscience, tập. 41, số. 1, trang. 41-46, Các bài tập tư duy phê phán cho các khóa giảng sinh học nhập môn”), đề xuất việc giao “các bài tập tin tức khoa học” được thiết kế để thúc đẩy tư duy phê phán. Sinh viên được yêu cầu đọc một bài tin tức khoa học ngắn lấy từ các phương tiện truyền thông phổ biến (báo, tạp chí khoa học,…), dự liệu một danh sách các câu hỏi về nhà bao gồm một hoặc hai luận điểm giả thuyết về bài tin tức đó, và tuần sau phải trả lời một câu hỏi vấn đáp nhanh được làm ra từ các câu hỏi đã lựa chọn từ danh sách. Giảng viên phải chuẩn bị các câu hỏi, các bản phôtô và phát chúng và bài tin tức cho sinh viên tại thời gian nghĩ giữa hai tuần khoảng 6, 7 lần một học kỳ. Các tác giả chỉ ra rằng, “mục tiêu tối hậu của các bài tập này là để thúc đẩy năng lực của sinh viên trong việc soạn thảo một hướng lập luận xúc tích, thuyết phục về mặt logic về “lí do tại sao một luận điểm nên được chấp nhận hoặc không chấp nhận một cách có luận chứng”. Họ chỉ ra rằng các bày tập tư duy phê phán của người khác và của họ đã được thực nghiệm chứng minh là phát triển được các kĩ năng tư duy có liên hệ với khoa học trong một khóa giảng không đánh mất nội dung của bộ môn. Với các ví dụ khác của loại này, xin xem W. R. Statkiewicz và R. D. Allen, 1983, “các bài tập thực hành để phát triển các kĩ năng tư duy phê phán”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học đại học, tập 12, trang 262-266, và M. P. Donovan và R. D. Allen, 1989, “Các câu hỏi tư duy phê phán cho các bài luyện tập và kiểm tra”, trang 13 – 16, trong L. W. Crow, biên tập viên, Nâng cao tư duy phê phán trong các ngành khoa học, Hội các giảng viên khoa học đại học.
Các bài tập định lượng: [Quá trình] giải quyết vấn đề là [quá trình] tư duy phê phán; vì thế, các bộ môn giảng dạy như toán học, hóa học và vật lý học, đòi hỏi giải pháp cho nhiều vấn đề toán học đa dạng, sẽ dạy tư duy phê phán một cách tự động đến một mức độ nào đó chỉ nhờ vào việc đi theo chương trình giáo dục truyền thống. Khi sinh viên cần phải giải quyết các vấn đề toán học, họ đang thực hiện tư duy phê phán, dù họ có biết hay không. Các vấn đề của toán học, hóa học và vật lý học dĩ nhiên chỉ thuộc về một tập hợp phụ giới hạn về tư duy phê phán, nhưng là một tập hợp phụ quan trọng. Thực tế, mọi khóa giảng khoa học – gồm cả những khóa giảng không đòi hỏi các kĩ năng giải quyết vấn đề toán học theo truyền thống ở cấp độ nhập môn, như sinh học, địa chất học, hải dương học, thiên văn học và khoa học môi trường – nên bắt đầu kết hợp một số vấn đề toán học trong chương trình giảng dạy. Việc yêu cầu sinh viên giải quyết các vấn đề toán học trong một ngành khoa học sẽ khiến họ tư duy về tự nhiên và thực tại bằng những hạn từ định lượng và thực nghiệm, những thành tố trọng yếu của tư duy phê phán.
Tuy nhiên, có một quan điểm được một nhà toán học, giáo sự Robert H. DeVore đưa ra. Ông cho rằng không nên lầm lẫn trong việc tin rằng việc chỉ giảng dạy các vấn đề toán học và số học sẽ đem lại tư duy phê phán. Nhiều vấn đề và bài tập toán học và số học sẽ đem lại cho sinh viên điều kiện dễ dàng để thao tác các con số, nhưng sẽ không phải là giảng dạy tư duy phê phán. Tiến sĩ DeVore tin rằng các vấn đề từ ngữ toán học, cái yêu cầu sinh viên phải tiếp cận thế giới kinh nghiệm từ một quan điểm định lượng hoặc bằng số là thiết yếu cho việc nâng cao tư duy phê phán. Thực tế, ông nhận thấy rằng sinh viên toán, những người không có ý định học các khóa giảng toán học cao cấp hơn nên được giáo dục trong ngữ cảnh của các vấn đề thế giới rộng nhất có thể được. Rõ ràng là, sinh viên được đưa cho nhũng vấn đề toán học để giải quyết trong các ngành khoa học đang hoạt động thực chất trên các vấn đề từ ngữ, vì vậy quan điểm này đã tự động được đưa ra ở đây.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: