Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
Có nhận định cho rằng: Giai cấp công nhân đã “biến mất”, “hòa tan” vào các giai cấp khác, bản chất cách mạng của GCCN đã biến mất. Tuy nhiên, nhận định này không đúng với sự phát triển của giai cấp công nhân. Theo thống kê, giai cấp công nhân thế giới vẫn tăng lên về số lượng và chất lượng.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, diễn ra từ giữa thế kỷ XX, đặc biệt là từ năm 1970 đến nay đã làm biến đổi sâu sắc và toàn diện nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, đến lượt nó, sự thay đổi kinh tế đã tác động đến các giai tầng xã hội, đặc biệt là giai cấp công nhân hiện đại. Ví dụ như ở Mỹ và Canada, giai cấp công nhân hiện đại ở Mỹ và Ca- na-da có thể xếp loại thành những giai tầng khác nhau như: “công nhân cổ trắng”, “công nhân cổ vàng”, “công nhân cổ xanh”, “công nhân cổ tím”... Tiêu chí để phân loại chủ yếu dựa trên những công việc cụ thể mà họ đảm nhận, trình độ học vấn, tính chuyên nghiệp và thu nhập hàng năm.
“Công nhân cổ trắng” (white-collar worker) là những người làm công ăn lương có trình độ học vấn trên đại học (một số người có trình độ đại học), có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, tỷ lệ lao động trí óc và lao động sáng tạo cao, chủ yếu làm việc trong các văn phòng. Về vị trí xã hội, “công nhân cổ trắng” được xếp vào tầng lớp trung lưu (middle class) với mức thu nhập từ 60.000 USD đến 100.000 USD một năm và có sở hữu dưới dạng cổ phiếu. Theo thống kê năm 2006, số lượng “công nhân cổ trắng” ở Mỹ chiếm 16% lực lượng lao động, còn ở Ca-na-đa là 15%. “Công nhân cổ vàng” (gold-collar worker) là những người làm công ăn lương có trình độ đại học, cao đẳng hoặc tốt nghiệp các trường dạy nghề, trường kỹ thuật... Theo các nhà nghiên cứu xã hội học Mỹ năm 2007: “công nhân cổ vàng” bao gồm các kỹ thuật viên, phi công, điều khiển viên, y sĩ, y tá...Nhìn chung, “công nhân cổ vàng” có thu nhập khoảng từ 32.500 USD đến 60.000 USD một năm và được xếp vào tầng lớp trung lưu bậc dưới (lower middle class). Theo thống kê năm 2006, số lượng “công nhân cổ vàng” chiếm khoảng 33% lực lượng lao động ở Mỹ, còn ở Ca-na-đa là 35%. “Công nhân cổ xanh” (blue-collar worker) là những người lao động làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường xây dựng...và được trả lương theo giờ (trong khi “công nhân cổ trắng” và “công nhân cổ vàng” được trả lương theo tháng). Phần lớn “công nhân cổ xanh” có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp hơn so với “công nhân cổ vàng”. Mức thu nhập hàng năm của “công nhân cổ xanh” là từ 20.000 USD đến 32.500 USD. Số lượng “công nhân cổ xanh” chiếm khoảng 30% lực lượng lao động ở Mỹ và 32% lực lượng lao động ở Ca-na-đa.
Trên thực tế, đời sống của người công nhân đã được cải thiện, họ đã được hưởng một mức lương cao hơn, có vị trí xã hội, có cổ phiếu.... Dù cơ cấu có sự thay đổi nhưng phương thức lao động và địa vị xã hội của họ không thay đổi, họ vẫn là những người lao động làm thuê . Thế nên, giai cấp công nhân vẫn là vẫn là lực lượng xã hội đảm nhận sứ mệnh lịch sử xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
----------------------
1. US Statistics in Brief- Income, Table 687.
2. Thompson, William; Joseph Hickey. Society in Focus. Boston, MA: Pearson.
3. US Census Bureau News 30/8/2005
4. Fraser Institute Canada. Poverty in Canada: 2006 update. November 2006. URL accesed 3/12/2007, p.5 .
5. Mishel Lawrence, Jared Benstain and Sylvia. The State of Working American 2006-2007.Ithaca, NY:ILR press. An ỉmprin of Cornell University Press, 2007.
6. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-kien/2008/1563/Tu-Tuyen-ngon-cua-Dang-Cong-san-1848-den-thuc-trang-giai.aspx
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: