Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
Quan điểm của Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền trong mối quan hệ với dân
Lý luận về đảng cầm quyền của giai cấp vô sản là vấn đề còn mới mẻ. Mác-Ănghen chỉ đề cập việc giành lấy chính quyền bằng con đường cách mạng bạo lực. Nhưng giành được chính quyền rồi, đảng của giai cấp công nhân cầm quyền như thế nào, lãnh đạo nhà nước ra sao thì chưa thấy các ông nói đến. Lênin đã nêu ra những nguyên tắc thành lập và hoạt động của một đảng cộng sản kiểu mới đã có những chủ trương mạnh dạn và đúng đắn, nhằm củng cố vai trò lãnh đạo của đảng trong điều kiện đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh - người sáng lập lãnh đạo và rèn luyện đảng ta, đã có nhiều công lao và đóng góp to lớn đối với Đảng và công tác xây dựng Đảng. Có thể nói rằng vấn đề Đảng và xây dựng Đảng có vị trí quan trọng và nội dung vô cùng phong phú trong toàn bộ di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Song vấn đề đảng cầm quyền bao giờ cũng là vấn đề được người quan tâm nhiều nhất và có sự chú ý đặc biệt. Những luận điểm của Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền thực sự là những đóng góp cực kỳ quan trọng vào học thuyết về đảng cộng sản .
Có thể nêu lên mấy luận điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền trong mối quan hệ với dân như sau:
- Thứ nhất: đảng cầm quyền là đảng đã giành được chính quyền nắm giữ và lãnh đạo chính quyền nhà nước.
Đảng cầm quyền là một khái niệm của khoa học chính trị có nội dụng xác định, chỉ rõ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp nào đó đã và đang nắm giữ chính quyền, quản lý đất nước điều hành mọi hoạt động của xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Theo Hồ Chí Minh, điều kiện cũng là những đặc trưng để một đảng cộng sản trở thành đảng cầm quyền là lãnh đạo được cách mạng thành công, giành lấy chính quyền. Và khi nắm chính quyền thì Đảng phải có trách nhiệm lãnh đạo chính quyền. Hồ Chí Minh khẳng định lại: “ Đảng ta là đảng nắm chính quyền. Nhân dân ta rất yêu mến đảng…”. Và như mọi người đều biết trong di chúc lịch sử - Hồ Chí Minh đã dặn dò và khẳng định lần cuối cùng, nhất quán trước sau như một: Đảng ta là một đảng cầm quyền. Như vậy tư tưởng về Đảng cầm quyền đã được Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc đến với những thuật ngữ khác nhau, nhưng ý nghĩa và thực chất chỉ là một: đảng ta là đảng cầm quyền - nghĩa là đảng đã giành được chính quyền, nắm giữ là lãnh đạo chính quyền nhà nước. Đảng ta vẫn giữ vững những nguyên tắc tổ chức của một đảng kiểu mới, đó là tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình. Đặc biệt đảng ta phải luôn giữ vững mục đích tôn chỉ của mình là lãnh đạo nhân dân thực hiện lý tưởng cao cả, phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên thế giới.
- Thứ hai: Chính quyền Nhà nước do Đảng lãnh đạo là chính quyền của dân chúng số nhiều, chính quyền của dân, do dân, vì dân .
Vấn đề chính quyền là vẫn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Do đó giành được chính quyền có tầm quan trọng đặc biệt như Ănghen nói là đã mở được “cánh cửa duy nhất dần vào xã hội mới”. Trở thành đảng cầm quyền là một bước nhảy vọt lớn về vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng.
Nếu trước đây, Nhà nước tách rời và độc lập với nhân dân, là lực lượng thống trị áp bức nhân dân . Thì ngày nay Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã khác về bản chất, trở thành nhà nước dân chủ nhân dân như Hồ Chí Minh khẳng định: “ cách mạng tháng tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây dựng nền tảng cho nước việt nam dân chủ cộng hoà độc lập, tự do, hạnh phúc đó là cuộc đổi thay cực lớn trong lịch sử nước ta”. Chính quyền dân chủ nhân dân đó chính là chính quyền “ của dân, do dân, vì dân” mà bản chất của nó đã được xác định trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt là tư tưởng quyền hành ở nơi dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đã hình thành ở Hồ Chí Minh rất sớm, trong thập kỷ XX, khi Đảng cộng sản việt nam chưa ra đời, và được phát triển cụ thể sau cách mạng tháng Tám, khi đảng đã có chính quyền nhà nước.
- Thứ ba: đảng cầm quyền là người tổ chức và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Khi đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc hoặc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thành công, giành được chính quyền thì không thể dừng lại ở đó. bởi vì đứng về toàn bộ sự nghiệp cách mạng của đảng ta thì giành chính quyền không phải là mục đích cuối cùng, không phải là cách mạng kết thúc mà mới chỉ là bắt đầu với ý nghĩa là mới qua “cái cửa duy nhất dần vào xã hội mới”. Do đó, đảng phải thực hiện “ cách mạng không ngừng” tiếp tục tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. ở đây cần nói rõ cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn không phải là cái gì trùu tượng, mà là một chế độ xã hội tốt đẹp, ai cũng có thể cảm nhận được “chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt được dần dần xoá bỏ…tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”.
- Thứ tư: đảng cầm quyền phải liên hệ gắn bó mật thiết với nhân dân và trong mối quan hệ với nhân dân, đảng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân .
Liên hệ gắn bó với nhân dân là nguồn gốc chủ yếu tạo nên sức mạnh của đảng ta, là một trong những điều kiện và nguyên nhân làm cho đảng ta giữ vững được quyền lãnh đạo và giành được thắng lợi trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Vì vậy liên hệ gắn bó mật thiết với nhân dân là một yêu cầu khách quan, cũng là một biện pháp quan trọng nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng.
Đảng ta cũng ở trong xã hội, cũng từ dân mà ra “ là con nòi, xuất thân từ tầng lớp lao động”. Do đó giữa đảng và dân nên đã có một mối liên hệ gắn bó nhất định. Nhưng đảng và dân không đồng nhất, không phải là một mà vẫn có sự khác biệt, có vai trò vị trí khác nhau. Nói đến Đảng là nói đến vai trò lãnh đạo như Hồ Chí Minh khẳng định: “đảng ta là một đảng cách mạng, một đảng lãnh đạo”.
Trong mối quan hệ giữa đảng và dân, thì dân là đối tượng chịu sự lãnh đạo và cần sự lãnh đạo vững vàng của đảng. đảng lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo dân là vì dân, bởi dân là mục tiêu phấn đấu của đảng. Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của giai cấp, lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Đảng chi mưu cầu giải phóng cho dân nên mọi việc đều vì lợi ích của dân hồ chí minh luôn nhắc nhở cán bộ và tổ chức đảng phải luôn nói mình là đầy tớ của nhân dân chứ không phải là “quan” nhân dân. Trong di chúc của Người cũng khẳng định “đảng ta là một đảng cầm quyền …phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đảng cầm quyền là người lãnh đạo “sẵn sàng vui vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tớ trung thành của nhân dân” đảng và chính phủ phải có trách nhiệm “hết sức chăm no đến đời sống của nhân dân”. Dân đói, rét, dân ốm, dân dốt Đảng và chính phủ đều có lỗi. Dân không đủ muối, không đủ gạo, không đủ vải để mặc ấm đảng phải lo. Nói chung Đảng phải lo cho dân từ việc nhỏ đến lớn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh coi dân là người chủ của đất nước, xã hội là tư tưởng mới mẻ thể hiện một chủ nghĩa nhân văn cao đẹp của Hồ Chí Minh khẳng định bản chất tốt đẹp của nhân dân ta và nhắc nhở về trách nhiệm của đảng cầm quyền đối với người dân lao động.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: