Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
Tư duy phê phán là một chủ đề quan trọng và mang tính sống còn trong nền giáo dục hiện đại. Mọi nhà giáo dục đều quan tâm đến việc giảng dạy tư duy phê phán cho sinh viên của họ. Nhiều bộ môn học thuật hy vọng rằng những giáo sư và giảng viên sẽ hiểu biết nhiều về chiến lược giảng dạy các kĩ năng tư duy phê phán, xác định các phạm vi trong các bài giảng của họ như một vị trí riêng để nhấn mạnh và giảng dạy tư duy phê phán, phát triển, sử dụng một số vấn đề trong các kì thi để kiểm tra các kĩ năng tư duy phê phán của sinh viên. Sách giáo khoa tư duy phê phán này được chuẩn bị nhằm cung cấp thông tin và giúp đỡ các bạn trong việc hoàn thiện những điều này, nó được viết ngắn gọn và đơn giản để mọi thành viên bộ môn đều có thời gian và cơ hội đọc nó và làm theo những gợi ý mà nó chỉ ra.
Mục tiêu và cơ sở lí luận cho việc giảng dạy Tư duy phê phán
Mục tiêu của việc giảng dạy chuyên biệt tư duy phê phán trong các ngành khoa học hay trong bất kì ngành nào là để hoàn thiện các kĩ năng tư duy của sinh viên và qua đó chuẩn bị tốt hơn cho họ trong việc đạt đến thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn có thể nêu ra vấn đề rằng, chẳng lẽ chúng ta lại không giảng dạy tư duy phê phán một cách tự động khi chúng ta giảng về những chủ đề của chúng ta, nhất là toán học và khoa học, chẳng phải hai bộ môn này là hình ảnh thu nhỏ của tư duy logic và chính xác ư? Đáng buồn thay, Câu trả lời thường là không phải [như vậy]. Hãy xem xét hai trích đoạn sau:
“Điều kì lạ là chúng ta mong sinh viên phải học tập, nhưng lại hiếm khi dạy cho chúng biết cách học.” Donald Norman, 1980, “kỹ thuật và giáo dục nhận thức” trong “Quá trình giải quyết vấn đề và Giáo dục: Các vấn đề trong việc giảng dạy và nghiên cứu”, D. T. Tuna và F. Reif biên tập, Erlbaum xuất bản.
“Chúng ta phải dạy sinh viên phải tư duy như thế nào, nhưng thay vào đó, ta lại dạy chúng phải tư duy cái gì.” Clement and Lochhead, 1980, Hướng dẫn tiến hành nhận thức.
Có lẽ giờ đây bạn đã nhận ra được vấn đề. Mọi sự giáo dục đều bao gồm việc truyền đạt cho sinh viên hai điều khác biệt: (1) nội dung chủ đề hay nội dung kiến thức của môn học (“tư duy cái gì), và (2) cách hiểu đúng và đánh giá chính xác về chủ đề này (“tư duy như thế nào”). Chúng ta thực hiện xuất sắc công việc truyền đạt nội dung của các môn học học thuật tưong ứng, nhưng ta thường thất bại trong việc dạy sinh viên cách tư duy hiệu quả về chủ đề này, nghĩa là, cách hiểu đúng và đánh giá chính xác về nó. Năng lực thứ hai được gọi là tư duy phê phán. Mọi bộ môn giáo dục đều nêu ra sự khó khăn trong việc truyền đạt những kĩ năng tư duy phê phán. Vào năm 1983, trong một báo cáo mang tính đột phá Một dân tộc đang lâm nguy, Ủy ban quốc gia về chất lượng hoàn hảo trong Giáo dục đã cảnh báo rằng:
“Nhiều thanh thiếu niên 17tuổi đã không thực hiện được những kĩ năng trí tuệ ở “cấp độ cao hơn” như chúng ta mong đợi. Gần 40% không thể rút ra những suy luận từ văn bản viết; chỉ 1/5 có thể viết được một bài luận thuyết phục; và chỉ 1/3 có thể giải được một bài toán có nhiều bước giải.”
Trong khi chúng ta với tư cách là các giáo sư, tự chúng ta đã có kĩ năng tư duy một cách phê phán (chúng ta phải học những kĩ năng này để đạt được những trình độ cao trong ngành học của chúng ta), thì nhiều sinh viên – kể cả sinh viên của chúng ta – chưa bao giờ phát huy được các kĩ năng tư duy phê phán. Tại sao vậy? Có nhiều lí do. Mục tiêu đầu tiên của giáo dục, “tư duy cái gì”, đã quá rõ trong truyền thống giáo dục đến mức giảng viên và sinh viên có lẽ đã tập trung hết mọi năng lượng và nỗ lực của họ vào nhiệm vụ truyền đạt và thủ đắc kiến thức cơ bản. Thực tế, nhiều sinh viên nhận ra rằng chỉ duy mục tiêu này thôi đã quá sức để họ có thời gian cho những việc nhỏ nhoi khác. Mặc khác, mục tiêu thứ hai của giáo dục, “tư duy như thế nào”, hay tư duy phê phán, lại thường quá tinh tế đến mức các giảng viên đã không thừa nhận nó và sinh viên cũng không nhận ra sự thiếu vắng nó.
Có quá nhiều điều về giới tự nhiên đã được biết đến nỗi nội dung thông tin của khoa học đã trở nên khổng lồ. Điều này quá rõ đến mức các nhà giáo và những nhà viết sách giáo khoa khoa học đã đi đến việc tin rằng họ phải tìm kiếm cách truyền đạt thông tin thực tế hết mức có thể trong thời gian có được. Các sách giáo khoa trở nên dày hơn và chưong trình giáo dục trở nên dày dặc hơn; sinh viên được mong đợi phải ghi nhớ và học ngày càng nhiều tài liệu hơn. Sự thủ đắc những sự kiện và thông tin khoa học chiếm vị trí ưu tiên đối với việc học những phương pháp và khái niệm khoa học. Do đó không tránh khỏi là nhiệm vụ đi kèm thiết yếu của việc truyền đạt các phương pháp điều tra, hiểu biết và đánh giá chính xác mọi dữ liệu khoa học này (tức là, tư duy phê phán) đã bị bỏ ra ngoài lề. Tình huống này trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong sự giáo dục tiểu học và trung học, và trong những thập niên vừa qua đã có một sự suy yếu trong năng lực toán và khoa học của sinh viên nước ta [nước Mỹ] so với các nước công nghiệp hóa khác. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng các năng lực của sinh viên chúng ta về toán và khoa học đã bắt đầu cùng cấp độ với sinh viên các nước khác, nhưng sau đó lại không ngừng suy giảm khi họ bước qua hệ thống giáo dục của chúng ta. Ngay khi kết thúc trung học phổ thông, sinh viên Mỹ được xếp giữa những hạng thấp nhất trong thế giới công nghiệp hóa về thành tích khoa học và toán học. Chúng ta trong lĩnh vực giáo dục khoa học đại học nhập môn đã thừa hưởng những sinh viên này và phải giải quyết những nhược điểm của họ về tư duy phê phán và khoa học.
Nhìn lại, dường như rõ ràng là, khi nội dung thông tin của một ngành gia tăng, thì việc sử dụng thời gian thậm chí còn mang tính sống còn hơn, không phải trong việc học thêm nhiều thông tin, mà để học các phương pháp để đạt được, hiểu được và đánh giá được thông tin này và một lượng rất lớn các thông tin mới tuy lúc này vẫn chưa được biết đến nhưng chắc chắn sẽ nảy sinh. Thành thật mà nói, việc ghi nhớ một cách giản đơn và học nhiều những sự kiện mới và cô lập hơn sẽ chỉ phản tác dụng khi mà các sự kiện tượng lai có thể rốt cục sẽ thay thế chúng. Vì vậy, chính sách giáo dục khoa học của chúng ta đã hoàn toàn lạc hậu, việc giảng dạy nhiều sự kiện khoa học hơn và ít phương pháp khoa học đi tốt hơn là nên đảo ngược lại. Những sai sót trong giáo dục ở bậc tiểu học và trung học trong lĩnh vực toán học, khoa học và các bộ môn khác suốt 40 năm qua giờ đây đã quá rõ và hiện vẫn đang được đề cập. Những sách khoa học gần đây nhất, ví dụ, nhấn mạnh đến tư duy phê phán và phương pháp khoa học. Họ tập trung vào việc dạy sinh viên những cách thức thích hợp để đạt được kiến thức đáng tin cậy mới cho bản thân sinh viên, chứ không phải là việc tạo ra sự quá tải như trên thực tế. Cải cách chương trình giáo dục trong lĩnh vực khoa học, như Dự án 2601 của AAAS và Mục tiêu, Sự Liên kết và Phối hợp của NSTA, cũng đang được xây dựng. Nó sẽ là sự phát sinh nữa trước khi các cuộc cải cách sách giáo khoa và chương trình giáo dục này đạt được các kết quả, nếu có, và cho đến lúc đó chúng ta phải nhận thấy được sự thiếu các kĩ năng tư duy phê phán của sinh viên và sự cần thiết phải đề cao chúng. (Nếu chấp nhận rằng, như có người giả định, sinh viên khi bước chân vào đại học thì đã phải thông thạo mọi kĩ năng tư duy phê phán cơ bản; nghĩa là, họ phải được học những kĩ năng này ở bậc giáo dục tiểu học và trung học, qua đó có khả năng đem chúng vào lớp học toán học và khoa học bậc đại học. Thực tế là sách giáo khoa này được chuẩn bị như là một sự chỉ ra rằng các sinh viên chưa được học những kĩ năng này. Chúng ta có thể là cơ hội cuối cùng [để giúp] những sinh viên như vậy phải biết đánh giá và học tư duy phê phán.)
Cơ sở lí luận cuối cùng cho tư duy phê phán được William T. Daly (1990) giải thích trong một bài báo ngắn [có tiêu đề] “Phát triển các kĩ năng phê phán”. Ông viết:
“phong trào tư duy phê phán trong nước Mỹ được nâng đỡ và xác nhận bởi nhu cầu muốn hoàn thiện của cộng đồng kinh doanh trong một nền kinh tế toàn cầu. Các cấp độ kĩ năng tổng quát cần thiết nơi lực lượng lao động đang tăng lên trong khi các cấp độ kĩ năng của những nhân công tiềm năng lại đang hạ xuống dần. Dẫn đến là, phong trào cải cách giáo dục đặc thù này… sẽ vẫn mang tính quyết định đối với sự giáo dục cho lực lượng lao động và hiệu suất của nền kinh tế trên vũ đài thế giới. Áp lực kinh tế này đối với việc giảng dạy các kĩ năng tư duy phê phán sẽ tấn công các thiết chế giáo dục, bởi vì những kĩ năng này, mà phần lớn chúng, hiếm khi được dạy hay được củng cố bên ngoài các thiết chế giáo dục chính qui. Thật không may, vào lúc này chúng [các kĩ năng] cũng hiếm khi được giảng dạy [ngay cả] bên trong các thiết chế giáo dục.”
Định nghĩa Tư duy phê phán
Tư duy phê phán có nghĩa là tư duy chính xác nhằm theo đuổi tri thức đáng tin cậy và thích đáng về thế giới. Cách khác để mô tả thì nó là [loại] tư duy hợp lý, phản tư, có trách nhiệm và khéo léo nhằm tập trung vào việc quyết định tin tưởng hay làm điều gì. Một người tư duy một cách phê phán có thể đưa ra những câu hỏi thích hợp, thu thập thông tin phù hợp, sắp xếp [phân loại] một cách hiệu quả và sáng tạo qua những thông tin này, lập luận một cách logic từ những thông tin này, và đi đến những kết luận xác tín và đáng tin cậy về thế giới để [giúp] con người có thể sống và hoạt động thành công trong cuộc sống. Tư duy phê phán không phải là khả năng xử lý thông tin đủ tốt để biết dừng lại khi có đèn đỏ, cũng không phải là việc bạn nhận được sự thay đổi đúng đắn [có lợi cho bạn] ở siêu thị. Tư duy ở cấp độ thấp như vậy, dù nó có thể hữu dụng và mang tính phê phán như thế nào, thì chỉ đủ giúp cá nhân sinh tồn; hầu hết các các nhân đều thông thạo loại tư duy này. Tư duy phê phán thực sự là tư duy ở cấp độ cao hơn cho phép một con người, ví dụ, đánh giá một cách có trách nhiệm về những chính trị gia ứng cử, buộc tội trong một phiên tòa xử tội giết người, đánh giá nhu cầu xã hội đối với những nhà máy năng lượng hạt nhân, và ước định những hệ quả của việc nóng lên toàn cầu. Tư duy phê phán cho phép một cá nhân trở thành một công dân có trách nhiệm, có cống hiến cho xã hội, chứ không chỉ là một người tiêu thụ những sự tiêu khiển của xã hội.
Trẻ em không sinh ra đã có sẵn năng lực tư duy một cách phê phán và chúng cũng không tự nhiên phát triển năng lực này vượt trên tư duy ở cấp độ sinh tồn. Tư duy phê phán là một năng lực tập thành phải được dạy dỗ. Phần lớn các cá nhân không bao giờ học nó. Chắc chắn là Tư duy phê phán không thể được dạy bởi những cá nhân ngang hàng hay bởi phần lớn các bậc cha mẹ. Những giảng viên thông thạo và được đào tạo là [đội ngũ] thiết yếu cho việc truyền đạt thông tin và những kĩ năng thích hợp. Các giảng viên toán và khoa học hoàn toàn có thông tin và những kĩ năng này. Tại sao?
Tư duy phê phán có thể được mô tả như phương pháp khoa học được ứng dụng bởi những con người bình thường trong thế giới đời thường. Điều này là đúng, vì tư duy phê phán bắt chước theo phương pháp điều tra nghiên cứu khoa học mà ai cũng biết: một vấn đề được nhận diện, một giả thuyết được xây dựng, các dữ liệu phù hợp được tìm kiếm và thu thập, các giả thuyết được kiểm chứng và đánh giá một cách logic, và các kết luận đáng tin cậy được nêu ra từ kết quả [của cuộc điều tra nghiên cứu như trên]. Mọi kĩ năng của sự điều tra nghiên cứu khoa học đều phù hợp với tư duy phê phán, vì thế tư duy phê phán cũng chẳng gì khác hơn phương pháp khoa học được sử dụng vào đời sống hàng ngày hơn là trong các ngành hoặc các nỗ lực khoa học chuyên môn. Nhiều sách báo chỉ ra rằng tư duy phê phán đưa ra những mục tiêu và các phương pháp của nó như đồng nhất hoặc tương tự với các mục tiêu và các phương pháp của khoa học. Một người hiểu biết khoa học, như một giảng viên khoa học hoặc toán học, đã học được cách tư duy một cách phê phán để đạt được trình độ nhận thức khoa học. Tuy nhiên, một cá nhân với một trình độ cao trong bất kì lĩnh vực đại học nào hầu như chắc chắn cũng học được những kĩ thuật của tư duy phê phán.
Tư duy phê phán là năng lực tư duy đối với chính bản thân mỗi người và đưa ra những quyết định đáng tin cậy và có trách nhiệm tác động đến cuộc sống của người đó. Tư duy phê phán cũng là sự tra hỏi mang tính phê phán, vì thế những nhà tư duy phê phán như vậy điều tra nghiên cứu vấn đề, đặt ra những câu hỏi, đưa ra những câu trả lời thách thức nguyên trạng [trạng thái, vấn đề đã có], khám phá các thông tin mới có thể được sử dụng cho mục đích tốt hoặc xấu, chất vấn các thẩm quyền và các niềm tin truyền thống, thách thức các giáo điều và học thuyết đã được chấp nhận, và thường đem lại sức mạnh hành động trong xã hội lớn hơn rất nhiều so với số lượng của họ. Nếu một xã hội hay một nền văn hóa dễ điều khiền có thể chỉ chịu đựng được một số nhỏ các nhà tư duy phê phán, thì có lẽ việc học hỏi, tiếp thu, thực hành tư duy khoa học và phê phán là không được khuyến khích. Hầu hết mọi người đều là những kẻ theo đuổi uy quyền: hầu hết không chất vấn, không ham muốn hiểu biết, và không thách thức các nhân vật uy quyền [có uy tín], những người đòi hỏi kiến thức hoặc nội kiến đặc biệt. Vì thế, hầu hết mọi người không tư duy cho chính họ, mà lệ thuộc để người khác tư duy cho họ. Hầu hết mọi người theo đuổi những điều mơ tưởng, hi vọng và xúc cảm đều tin rằng những gì họ tin tưởng là sự thật bởi vì họ mơ ước nó, hy vọng nó, hoặc cảm thấy nó là sự thật. Hầu hết mọi người, vì thế không tư duy một cách phê phán.
Tư duy phê phán có nhiều thành tố. Cuộc sống có thể được mô tả như một chuỗi các vấn đề mà mỗi cá nhân phải giải quyết cho mình. Các kĩ năng tư duy phê phán chẳng gì khác hơn là các kĩ năng giải quyết vấn đề để đưa đến tri thức đáng tin cậy. Con người liên tục xử lý thông tin. Tư duy phê phán là sự thực hành việc xử lý thông tin theo cách thức khéo léo, chính xác và nghiêm ngặt nhất có thể, theo một cách mà nó dẫn đến những kết luận chắc chắn, hợp logic và đáng tin cậy nhất, mà dựa trên đó người ta có thể đưa ra những quyết định có trách nhiệm cho cuộc sống, hành vi và những hành động của mình với kiến thức đầy đủ cho những giả định và hệ quả của những quyết định này.
Raymond S. Nickerson (1987), đã đặc trưng một nhà tư duy phê phán tốt trên phương diện kiến thức, các năng lực, thái độ và các cách thức [tư duy và hoạt động] theo thói quen. Dưới đây là một số các đặc trưng của một nhà tư duy như vậy:
· Sử dụng chứng cứ một cách khéo léo và không thiên lệch
· Tổ chức các tư tưởng và phát biểu chúng một cách xúc tích, gắn kết
· Là người phân biệt các luận suy có hiệu lực và các luận suy không có hiệu lực về mặt logic
· Treo lửng phán đoán khi thiếu bằng chứng đủ để hỗ trợ một quyết định.
· Hiểu biết sự khác nhau giữa việc suy luận và hợp lý hóa
· Nỗ lực tiên liệu những hệ quả có thể có của các hành động lựa chọn.
· Hiểu biết ý tưởng về các mức độ của niềm tin
· Nhìn ra những sự giống nhau và tương đồng không hiện rõ ở bề mặt
· Có thể học hỏi một cách độc lập và có một hứng thú lâu bền trong việc thực hiện điều đó.
· Áp dụng những kĩ thuật giải quyết vấn đề trong những lĩnh vực khác với các lĩnh vực đã được học
· Có thể kết cấu những vấn đề được đưa ra một cách không chính qui theo một cách thức mà các kĩ thuật chính qui, như toán học, có thể được sử dụng để giải quyết chúng
· Có thể gỡ bỏ những điều không thích hợp của một lập luận bằng lời nói và diễn đạt nó bằng những hạn từ tinh yếu
· Có thói quen tra vấn các quan điểm của chính mình và nỗ lực hiểu cả hai giả định có tính phê phán đối với những quan điểm đó và những ẩn ý của các quan điểm
· Nhạy cảm với sự khác nhau giữa tính hiệu lực của niềm tin và cường độ mà niềm tin đó vẫn được giữ vững
· Nhận thức được sự thật là sự hiểu biết của mình luôn luôn bị giới hạn, [sự giới hạn này] thường rõ hơn nhiều đối với người không có thái độ tìm tòi
· Nhận ra tính khả sai của chính các ý kiến của mình, tính có thể có thành kiến trong các ý kiến đó, và sự nguy hiểm của việc cân nhắc chứng cứ theo những sự ưa thích các nhân
Sự liệt kê này dĩ nhiên là chưa hoàn tất, nhưng nó cũng giúp chỉ ra kiểu tư duy và cách tiếp cận đối với cuộc sống mà tư duy phê phán được xem như đã có. Những mô tả tương tự về các thuộc tính của tư duy phê phán có thể tìm thấy trong tài liệu rất rộng về tư duy phê phán. Xem, ví dụ, Giảng dạy các kĩ năng tư duy, 1987, biên tập bởi J. B. Baron and R. J. Steinberg; Phát triển các trí tuệ: Một quyển sách dành cho việc dạy tư duy, 1985, biên tập bởi A. L. Costa; Giảng dạy về tư duy,1985, biên tập bởi R. S. Nickerson và những người khác; Tư duy phê phán, ấn bản lần thứ 5, 1998, B. N. Moore và Richard Parker; và Tư duy phê phán, ấn bản lần 2, 1990, John Chaffe. Những sách này là đại diện cho thể loại này.
Mối quan hệ giữa Tư duy phê phán và phương pháp khoa học
Vì sự đồng nhất tư duy phê phán như là tư duy khoa học, nên cũng hợp lý để kết luận rằng các khóa giảng toán học và khoa học là một nơi tốt nhất để học tư duy phê phán bằng cách học phương pháp khoa học; Thật không may, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Các nhà khoa học giỏi, người hướng dẫn khoa học, phải thực hành tư duy phê phán và giảng viên khoa học giỏi thường xuyên dạy nó, nhưng ít cá nhân bình thường nào học được phương pháp khoa học, thậm chí kể cả những người giảng dạy thành công trong nhiều lớp khoa học ở trường phổ thông trung học và đại học. Điều này là bởi vì, như đã đề cập ở trên, khoa học ở Mỹ thường được giảng dạy nghèo nàn như một bộ môn đặt trên nền tảng sự kiện hơn là một cách hiểu biết hay phưong pháp khám phá. Dường như không thể tin được, các nghiên cứu chỉ ra rằng 3% dân số nước Mỹ là có học thức trên phưong diện khoa học, giảm từ 5% của khoảng 20 năm trước. Vì thế, không có vẻ như là chỉ mình khoa học có thể giảng dạy tư duy phê phán cho mọi người. Thực tế, các chương trình tư duy phê phán hầu như luôn luôn được thiết kế bởi các nhà khoa học xã hội và được hướng trực tiếp đến việc hoàn thiện tư duy trong các ngành nhân văn và các nghiên cứu xã hội, tuy nhiên việc giống như vậy cũng có thể được thực hiện với các khóa giảng toán và khoa học. Các khóa giảng được giảng dạy chuyên biệt ở đại học có thể dạy một sinh viên tư duy phê phán thêm vào nội dung rèn luyện của khóa giảng.
Thật hữu ích khi đặt ra vấn đề tại sao phương pháp khoa học – ngày nay được nhận thấy, dưới nhãn tư duy phê phán, là rất quan trọng đối với nền giáo dục hiện đại đến nỗi có hàng trăm chương trình [dạy] tư duy phê phán trong hàng ngàn trường học khắp quốc gia – là rất có giá trị đối với một các nhân cho việc học và thực hành. Lí do là bởi vì phương pháp khoa học là phương pháp mạnh nhất từng được phát minh ra bởi con người trong việc thu được tri thức đáng tin cậy và tương hợp về tự nhiên. Thực ra, nó là phương pháp duy nhất mà con người trong việc khám khá tri thức đáng tin cậy (tri thức có tính khả năng cao để trở thành sự thật). Một tên gọi khác cho kiểu tri thức này được niềm tin chân thực đã được xác nhận (niềm tin có thể là chân thực bởi vì nó được đem lại và xác thực bởi một phương pháp đáng tin cậy). Người đoạt giải Nobel, Sir Peter Medawar, đã phát biểu rằng, “Về phương diện hoàn thành những dự định đã tuyên bố, khoa học là sự nghiệp thành công nhất không có gì so sánh được mà loài người đã từng thực hiện”. Các phương pháp khác dùng để thu được tri thức – như các phương pháp sử dụng sự thiên khải, uy quyền, nội kiến đạo đức và nghệ thuật, tư biện triết học, tư duy theo [tâm lý] hy vọng, mong ước, và các biện pháp chủ quan và độc đoán khác – về phương diện lịch sử thường tạo ra tri thức không đáng tin và không thích hợp, và ngày nay chúng không còn lợi thế nữa. Tuy nhiên, những phương pháp không khoa học dùng để khám phá tri thức lại phổ biến hơn các phương pháp khoa học, bất chấp những thất bại liên tục của chúng [phương pháp không khoa học] trong việc thu được tri thức đáng tin cậy. Có nhiều nguyên nhân đối với việc này, nhưng hai trong số các nguyên nhân quan trọng nhất là các phưong pháp không khoa học (1) thích hợp hơn đối với bản tính xúc cảm và hi vọng của con người, và (2) dễ học và thực hành hơn các phưong pháp khoa học. Tuy nhiên, bất chấp những nguyên nhân này, giá trị và sức mạnh của việc thực hành tri thức đáng tin cậy – trong khi tương phản với tri thức thông thường, không đáng tin, dễ gây hiểu lầm, không tương hợp, không chính xác, mang tính ước muốn, hy vọng, trực giác và tư biện mà hầu hết mọi người đều tranh cãi – đã khiến cho các nhà lãnh đạo của chính quyền, ngành kinh doanh và giáo dục đặt sự hứng thú khoa học ở mức độ cao hơn, và khiến họ đẩy mạnh việc dạy phương pháp khoa học và sự biểu hiện phổ biến của nó: tư duy phê phán.
Con người ngay từ khi mới sinh đã bị qui định hướng theo những nhân vật uy quyền [có uy tín] mà không tra vấn những lời phát biểu của họ. Việc qui định như vậy được thực hiện qua việc các bậc cha mẹ và thầy cô giáo đã sử dụng vô vàn các kĩ thuật tăng cường tích cực và tiêu cực. Hầu hết các cá nhân đạt đến giai đoạn trưởng thành trong hình thức bị qui định này. Kết quả của việc qui định như vậy là sự đối lập của cả sự điều tra nghiên cứu khoa học và tư duy phê phán: cá nhân thiếu cả tính tò mò lẫn các kĩ năng để thực hiện sự điều tra độc lập để khám phá tri thức đáng tin cậy. Các cá nhân tư duy một cách phê phán có thể tư duy cho chính mình: họ có thể nhận diện các vấn đề, thu thập các thông tin phù hợp, phân tích thông tin theo một cách riêng, và đi đến các kết luận đáng tin cậy bởi chính họ, mà không phụ thuộc vào người khác làm thay cho họ. Điều này cũng là mục đích của sự giáo dục khoa học. Tư duy phê phán cho phép một người[1] đối diện và lĩnh hội thực tại khách quan qua việc thu được tri thức đáng tin cậy về thế giới. Điều này, đến lượt nó, cho phép một người mưu sinh tốt hơn, đạt được thành công hơn trong cuộc sống, giải quyết các vấn đề của cuộc sống tốt hơn và hòa hợp tốt hơn với sự sống, cái chết và cả vũ trụ. Nếu một người hạnh phúc hơn trong việc tiến hành tri thức đáng tin cậy để sống trong thực tại khách quan, hơn là sống trong sự thiếu hiểu biết và thực hiện các niềm tin sai lầm hoặc không đáng tin cậy, đây là một trong nhiều lí do cho việc giảng dạy và học tập tư duy phê phán.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: