Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
Được coi là một trong những bậc tiền bối của chủ nghĩa hiện sinh. Ông có những quan niệm độc đáo đối với vấn đề sự khủng hoảng của triết học đầu thế kỷ XX. Thời điểm đó, các quan điểm về nhận thức luận đã thực sự chiếm ưu thế so với các quan niệm về bản thể luận trong triết học phương Tây. Nói rõ hơn, triết học quan tâm tới con người chủ yếu với tư cách chủ thể nhận thức còn bản chất đích thực của con người thì được quan niệm ở tính hợp lý, tính khoa học, tính lý tính. Chính khi đó, các xu hướng bản thể luận đã bắt đầu đột phá vào triết học, tức bắt đầu triển khai triết học quan tâm tới con người trước hết ở góc độ tồn tại của nó với tư cách là một thực thể văn hóa. Không phải lý tính quy định bản chất, quy định tính người mà chính tính quy định về văn hóa này của toofnt ại người là cơ sở của quan hệ nhận thức giữa con người và hiện thực.
Sự khủng hoảng của triết học, như vậy, thể hiện ở sự tách rời của nó với tồn tại người. Bi kịch của triết học là nó thì biến thành hiện thực còn bản thân cá nhân con người thực sự thì lại biến thành những chiếc bong. Những kết quả sinh ra từ đó là mang tính bi đát không chỉ đối với triết học mà còn với cả toàn bộ đời sống con người.
Và theo Berdyaev, tai họa lớn nhất của triết học là nó đánh mất các cội nguồn tôn giáo của mình, đồng nghĩa với việc nó đánh mất cội nguồn đạo đức của mình. Triết học mới, là triết học NÓI RA điều gì đó, chứ không phải NÓI VỀ điều gì đó. Trong quan hệ giữa nhận thức và tồn tại thì ông khẳng định vai trò quan trọng hàng đầu của tồn tại đối với nhận thsc, bản thân tồn tại là có trước nhận thức nhưng các nhà triết học coi trọng nhận thức đã muốn tách con người (tồn tại người) từ tri thức, và phụ thuộc vào tri thức đó. Đây là nguyên nhân, mà các bậc tiền bối của chủ nghĩa hiện sinh đã chỉ ra, dẫn đến sự khủng hoảng trong triết học hay chính là sự khủng hoảng trong đời sống văn hóa tinh thần của phương Tây hiện đại. Sự thực này, sự giãy giụa của con người các nhân tồn tại thực đòi hỏi một triết học khác, có thể nhìn nhận con người từ góc độ một cá thể văn hóa, một cá nhân sống chứ không phải một mẩu tri thức hay một hệ giá trị đã được khuôn định.
Berdyaev viết: Cuộ ckhurng hoảng đau đớn của loài người hiện đại gắn liền với lối thoát nan giải ra khỏi thời đại tâm lý – thời đại của chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa cá nhân khép kín,thời đại của những tâm trạng và cảm xúc không đi liền với một trung tâm khách quan và tuyệt đối nào. Sự nô dịch của chủ nghĩa thực chứng, việc bắt cá nhân phải phục tùng mục đích của loài một cách vô nghĩa, bạo lực và nhạo báng đối với những khát vọng muôn thuở của cá nhân, chỉ nhằm bảo về ảo tưởng và hạn phúc của các thế hệ tương lai, khát vọng hão huyền nhắm xây dựng một cuộc sống chung đối mặt với cái chết và sự suy đồi của mỗi người,, của toàn thể loài người và của toàn bộ thế giới, niềm tin vào sức mạnh tối cao của khoa học- tất cả những điều đó bóp chết bộ mặt người sống động. Loài người nô dịch con người, bắt con người phục vụ cho những mục đích của mình, gán ép cho con người cái chung của mình và ý thức khách quan của mình”.
Berdyaev cũng đã phác họa lối thoát khỏi sự bế tắc của triết học, theo đó triết học hầu như không thể có tự do mà chỉ có thần học tự do, điều này gắn liền với sự khẳng định về một giáo hội toàn cầu. Vì vậy, quan niệm của Berdyaev mới chỉ là khởi đầu, cuộc cách mạng bản thể luận trong triết học phương Tây chỉ diễn ra muộn hơn rất nhiều.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: