Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân
Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử của một dân tộc anh hùng, kiên cường và bền bỉ trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trong quá trình lịch sử oanh liệt đó, nhân dân ta đã xây dựng nên truyền thống tốt đẹp mà tiêu biểu là chủ nghĩa yêu nước, lòng nhân ái ý thức cộng đồng, tinh thần tự chủ, ý chí kiên cường bất khuất không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Nhờ truyền thống đó mà mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên đánh đuổi ngoại xâm, nhấn chìm tất cả bù lũ bán nước và cướp nước. Từ cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng chống nhà Hán đến chiến thắng Đường, Tống, Nguyễn, Minh, Thanh đã chứng minh hùng hồn tinh thần yêu nước và dựng nước của ông cha ta mà còn khẳng định sức mạnh vô địch của nhân dân.
Như chúng ta đã biết, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nước Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược và thống trị. Tính chất của xã hội Việt Nam đã thay đổi không còn là xã hội phong kiến độc lập như hàng ngàn năm trước đây mà đã xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới với những quan hệ mới rất phức tạp. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân ta đã không ngừng vùng lên đấu tranh giành độc lập tự do. Phong trào đấu tranh yêu nước, giải phóng dân tộc của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có nhiều khuynh hướng với những người lãnh đạo đầy nhiệt huyết, nhưng kết cục đều thất bại vì không có tư tưởng, đường lối và tổ chức thích hợp . Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã xuất hiện trong hoàn cảnh đó và đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử. Cái mới, điểm khác biệt hơn hẳn và cũng là điểm thành công của Hồ Chí Minh so với các sĩ phu yêu nước và các nhà cách mạng đương thời là ở chỗ Hồ Chí Minh đã không chỉ dừng lại ở chủ nghĩa yêu nước, mà đã từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, thành lập được chính đảng của giai cấp công nhân ở Việt Nam, gắn phong trào yêu nước với con đường cách mạng vô sản, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Chính Người đã từng kể lại “từng bước một trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội , chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới ách nô lệ”.
Chặng đường phát triển tư tưởng chủ nghĩa đầu tiên của Hồ Chí Minh là những năm tháng lăn lộn trong quần chúng lao động ở nhiều nước trên thế giới. Tại những nơi này bằng những nghề bình thường, những phương thức sống và sự giao tiếp rộng rãi trong xã hội, với ý thức sâu sắc về thân phận người nô lệ trong xã hội dưới ách thống trị của thực dân đế quốc. Hồ Chí Minh vô cùng xúc động trước đời sống khổ cực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước. Đây chính là cuộc khảo nghiệm đầu tiên giúp người nhận thức được thực trạng thế giới và hình thành ý thức về giai cấp dân tộc. Cũng từ đấy hình thành con đường nhận thức của Hồ Chí Minh, từ thực tiến cuộc sống khái quát thành lý luận. Bằng những gì người đã nhìn thấy, nghe thấy Hồ Chí Minh bước đầu đã rút ra những kết luận quan trọng:
* Ở đâu, thực dân và tư bản cũng đều tàn ác, về nhân đạo, xã hội tư bản là áp bức, là bóc lột.
* Ở đâu, giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng lại bóc lột dã man và bị ngược đãi.
* Các dân tộc thuộc địa đều có kẻ thù không đội trời chung là thực dân đế quốc.
Và Hồ Chí Minh đã khái quát “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người, giống người bóc lột và giống người bị bóc lột, mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi”. Tình hữu ái vô sản - điều này chứng tỏ Hồ Chí Minh đã có bước chuyển căn bản về nhận thức, từ ý thức về thân phận người nô lệ mắt nước. Người đã ý thức về thân phận người nô lệ trong chế độ tư bản. nói cách khác, từ giác ngộ dân tộc, sự giác ngộ giai cấp được hình thành. Có thể xem đấy là những trí thức đầu tiên mà người tự đúc kết quả khảo nghiệm thực tiễn. Đó cũng chính là cơ sở khởi đầu của một quá trình trưởng thành về ý thức giai cấp, về sự liên minh gia cấp trong đấu tranh cách mạng - nền tảng của sự ra đời tư tưởng về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở Hồ Chí Minh. Nói về sức mạnh tiềm tàng của người Đông Dương; Hồ Chí Minh đã khẳng định “Người Đông dương không chết, người đông dương vẫn sống sống mãi mãi. Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến, bộ phận ưu tú (tức là đảng cộng sản) có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến …”.
Vậy là niềm tin vào sức mạnh to lớn của nhân dân ở Hồ Chí Minh không chỉ bắt nguồn trong truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc ta, mà còn được đúc kết qua kinh nghiệm của cách mạng Mỹ (1776-1783), cách mạng Pháp (1789-1794) đến cách mạng tháng Mười Nga (1917), Hồ Chí Minh đã kết luận về sức mạnh của nhân dân ta là “dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi”.
Muốn làm cách mạng thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ giai cấp áp bức mình. Muốn cách mạng thành công thì phải dựa vào lực lượng của quần chúng nhân dân, phải có công - nông làm gốc phải có đảng của giai cấp công nhân. Đảng duy nhất có đủ khả năng tập hợp, tổ chức lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng giải phóng giai cấp khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
Ý thức được sự hình thành mối quan hệ giữa lực lượng cách mạng và vai trò lãnh đạo cách mạng nên ngay từ đầu năm 1923 trong bức thư trả lời các đồng chí cộng sản Pháp, Hồ Chí Minh nói rõ ý định của mình “trở về nước đi vào quần chúng, thức tỉnh học, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, cho họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”. Muốn như vậy phải hình thành sớm tổ chức tiền thân của đảng cộng sản và Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời vào 1925, “nó là quả trừng, mà từ đó, nở ra con chim non cộng sản (đảng cộng sản)”
Và sau mấy năm Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930).
Có thể nói, Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam, với trí tuệ trác việt và nghị lực vô biên Hồ Chí Minh không ngừng học hỏi trở thành người có học vấn uyên bác.
Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của quần chúng nhân dân đã gặp gỡ những quan điểm phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Đó là quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh từ thực tiễn cuộc sống đến với lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, để từ lý luận đó mà áp dụng vào thực tiễn đấu tranh của dân tộc, tìm ra phương hướng mới, đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Mở ra quan hệ hiện thực giữa Đảng với nhân dân trong suốt quá trình từ ngày có Đảng cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy mà tư tưởng Hồ Chí Minh đã giữ vai trò quyết định đối với cách mạng Việt Nam trong thế kỷ xx.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: