Địa chỉ : P.203 - K7/25 Quang Trung - Đà Nẵng
Điện thoại : 05113 827 111 ( 203)
Điều 10, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý nhà nước; tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kiểm tra, giáo dục cán bộ công nhân, viên chức và nhữ
Cuối thế ký XIX, sau khi thôn tính được Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu thực hiện kế hoạch khai thác thuộc địa, tập trung đầu tư vào một số ngành chủ yếu như đường sắt, hầm mỏ, xí nghiệp, đồn điền. Từ đó đã hình thành giai cấp công nhân Việt Nam.
Trước sự bóc lột thậm tệ và đàn áp giả man của tư bản thực dân, CNLĐ nước ta đã tự nguyện tập hợp nhau lập ra các tổ chức nghiệp đoàn, công hội để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình ở nhiều nơi trong cả nước. Tiêu biểu nhất là Công hội Ba Son do người công nhân ưu tú Tôn Đức Thắng sáng lập (1920), hình thức tổ chức sơ khai của Công đoàn Việt Nam.
Quá trình hình thành và ra đời của Tổ chức Công đoàn Việt Nam gắn liền với tên tuổi và cuộc đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) – Lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam.
Những năm tháng hoạt động trong phong trào công nhân và Công đoàn Quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu hình thành tổ chức Công đoàn ở các nước tư bản, thuộc địa và nửa thuộc địa. Từ đó rút ra kinh nghiệm hoạt động Công đoàn nói chung và hình thức tổ chức cho Công đoàn Việt Nam nói riêng.
Trong tác phẩm “Đường kách mệnh”, Bác viết: “Tổ chức Công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp đỡ cho quốc dân, giúp cho thế giới”.
Quá trình người chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập một chính Đảng vô sản cũng là quá trình Người xây dựng cơ sở lý luận và biện pháp tổ chức Công đoàn Cách mạng.
Từ năm 1925 đến năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên hoạt động mạnh mẽ đã thành lập nhiều tổ chức Công hội bí mật trong công nhân.
Tháng 6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời đã liên kết các Công hội đỏ ở các cơ sở và giao cho đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng triệu tập Đại hội thành lập Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ vào ngày 28/7/1929 tại nhà số 15 Hàng Nón, Hà Nội. Đại hội bầu ra Ban chấp hành lâm thời đứng đầu là đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (tức Bếp). Quyết định thành lập Báo lao động và Tạp chí Công hội đỏ làm cơ quan tuyên truyền của Công hội đỏ.
Sự kiện thành lập Tổng công hội đỏ miền Bắc Việt Nam là một mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam có một đoàn thể cách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo công nhân lao động.