Địa chỉ : P.203 - K7/25 Quang Trung - Đà Nẵng
Điện thoại : 05113 827 111 ( 203)
CẤU TRÚC HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Theo cách tiếp cận hệ thống, HTCT có thể được tiếp cận theo nhiều lát cắt khác nhau từ tiểu hệ thống thể chế, tiểu hệ thống các mối quan hệ, tiểu hệ thống cơ chế đến tiểu hệ thống các nguyên tắc vận hành.
1. Tiểu hệ thống thể chế
Trong HTCT, có các chủ thể quan trọng: Nhà nước, Đảng chính trị, các phong trào xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống bầu cử…Có thể nói tiểu hệ thống này là cốt lõi của HTCT, trong đó:
- Nhà nước là trung tâm của HTCT, có vị trí độc quyền kiểm soát lãnh thổ, thay mặt toàn xã hội thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại, làm luật, các hoạt động điều tiết cần thiết cho toàn xã hội, quyền kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các chuẩn mực pháp lý khác, quyền sử dụng cưỡng bức thể chất và các hình phạt khác. Nhà nước là trung tâm của HTCT, do đó mọi lợi ích của các giai cấp, các lực lượng xã hội muốn hiện thực hóa đều phải thông qua nhà nước.
Trong HTCT, nhà nước thực hiện hai chức năng cơ bản: chức năng chính trị (giai cấp) và chức năng xã hội ( công quyền). Nhà nước (ở cấp trung ương), được tổ chức bởi ba cơ quan quyền lực: lập pháp, hành pháp, tư pháp và hệ thống chính quyền địa phương. Phương thức tổ chức nhà nước có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc trưng của chế độ kinh tế, đặc điểm truyền thống văn hóa chính trị.. cũng như đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử và từng khu vực.
- Các đảng phải chính trị
Đảng chính trị (ĐCT) là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Sự tồn tại của ĐCT gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp và sự không đồng nhất của giai cấp đó; gắn liền với sự khác nhau về lợi ích của giai cấp và của các tầng lợp hợp thành giai cấp. ĐCT là một trong những công cụ quan trọng mà nhờ đó giai cấp đấu tranh cho quyền lợi của mình
V.I.Lênin cho rằng, ĐCT là tập hợp những người có tổ chức nhất của một giai cấp, có ý thức nhất về quyền lợi của giai cấp mình, có quyết tâm chiến đấu vì lợi ích của giai cấp. Đảng của giai cấp công nhân là đảng tiên phong, chiến đấu vì sứ mệnh của giai cấp vô sản, giải phóng giai cấp và giải phóng nhân loại. Trên quan điểm này đã hình thành nhiều đảng cộng sản và công nhân trên thế giới.
Ngày nay, trên thế giới tồn tại nhiều quan niệm khác nhau và các kiểu ĐCT khác nhau. Ở Mỹ và phương Tây nhiều ý kiến cho rằng, ĐCT là một nhóm cá nhân, được tổ chức lại nhằm giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử, để điều hành chính phủ và quyết định chính sách công cộng. Các đảng như vậy gọi là đảng bầu cử. Mục tiêu là giành ghế trong nghị viện và các vị trí quyền lực.
Việc ra đời của các ĐCT, gắn liền với sự phát triển, biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội. Mỗi một ĐCT thường đại diện cho một lực lượng xã hội nhất định. Sự tồn tại của các đảng, tạo nên nét đặc trưng của cơ cấu xã hội chính trị của HTCT . Vì vậy người ta còn dùng số lượng các đảng để gọi tên các chế độ chính trị hoặc gắn với HTCT nhằm phản ánh đặc trưng HTCT: Chế độ một đảng, chế độ hai đảng, chế độ đa đảng... hoặc HTCT một đảng, HTCT đa đảng…
Các ĐCT khác nhau, các phong trào chính trị - xã hội khác nhausẽ đóng vai trò khác nhau trong đời sống chính trị của mỗi nước. Có đảng trở thành đảng cầm quyền, thành lập chính phủ từ đội ngũ đảng viên của mình, giữ vị trí chủ đạo trong các cơ quan lập pháp, có ảnh hưởng và uy tín lớn ở tất cả các tầng lớp khác nhau của xã hội. Một số đảng khác ở vị trí đối lập, chiếm giữ ít ghế trong cơ quan lập pháp hoặc có thể không có ghế nào, không có ảnh hưởng đảng kể đến đời sống chính trị, xã hội đất nước.
- Các phong trào xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội
Các phong trào xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội khác với các ĐCT ởmục tiêu định hướng, phương thức hoạt động và hình thức tổ chức. Trong xã hội hiện đại vai trò của các phong trào xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội rất lớn và không ngừng tăng lên, có nhiều phong trào và tổ chức có vai trò và chức năng quan trọng trong HTCT. Đây là một bộ phận quan trọng của xã hội công dân, đang tích cực cùng nhà nước và HTCT hiện thực hóa các lợi ích và nhân cách cá nhân cũng như của cộng đồng, cân bằng mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội. Các tổ chức này là cơ sở xã hội của các ĐCT, có ảnh hưởng mạnh mẽ và quan trọng trong việc hoạch định chính sách của Nhà nước và khuynh hướng chính trị của các đảng
- Hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng (còn gọi là hệ thống các phương tiện truyền thông)
Các phượng tiện thông tin đại chúng hoạt động chủ yếu với hai tư cách: (1) một hệ thống độc lập, hoạt động theo luật pháp mang tính nghề nghiệp (2) các cơ quan phát ngôn, thông tin tuyên truyền của Nhà nước, các đảng và các tổ chức chính trị - xã hội. Với tư cách thứ nhất, các phương tiện thông tin đại chúng được coi là một bộ phận độc lập của HTCT; với tư cách thứ hai, các phương tiện thông tin đại chúng được coi là bộ phận cấu thành các tổ chức mà chúng trực thuộc. Dù với tư cách nào các phương tiện thông tin đại chúng cũng giữ vai trò quan trọng trong HTCT.
Phương tiện thông tin đại chúng có nhiều khả năng trong việc thông tin dư luận xã hội, những sự kiện chính trị quan trọng trong và ngoài nước, về hoạt động, quan điểm và hành động của các cơ quan nhà nước, các đảng cầm quyền hay đối lập, của các phong trào xã hội... Ngày nay, phương tiện thông tin đại chúng có vai trò rất lớn trong việc hình thành các hình ảnh chính trị, các biểu tượng mang các giá trị văn hóa, hình thành các nguồn lực xã hội và nguồn lực con người... là những yếu tố cơ bản tạo nên các "quyền lực mềm" trong đời sống chính trị, xã hội. Phương tiện thông tin đại chúng tác động vào đời sống chính trị như một kênh quan trọng hình thành và biểu thị ý kiến xã hội, tính công khai và kiểm soát quyền lực chính trị.
- Các thể chế tôn giáo
Sự tác động của tôn giáo đến đời sống chính trị trước hết thông qua những công dân theo tôn giáo. Chỉ có những thể chế tôn giáo mới được coi là một bộ phận của HTCT. Trong lịch sử chính trị đã từng có xungđột giữa tôn giáo và nhà nước dẫn đến phân chia quyền lực (thế quyền và thần quyền). Quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước đang có những biểu hiện rất đa dạng và phức tạp.
Ở các nước, đặc biệt là Trung Cận Đông, Ảrập, châu Phi, Mỹ Latinh, các tôn giáo đóng vai trò rất lớn, trong đời sống chính trị, nhất là các quốc gia Hồi giáo. Ngược lại ởkhá nhiều nước, các tổ chức tôn giáo được hoạt động nhưng không phải là một bộ phận cấu thành của HTCT.
- Hệ thống bầu cử
Trong điều kiện một nhà nước dân chủ, bầu cử là con đường cơ bản để tổ chức ra các cơ quan quyền lực nhà nước, chính đáng hóa quyền lực chính trị, để nhân dân chọn ra người xứng đáng, thay mặt mình thực thi quyền lực nhà nước và cũng là phương thức tốt nhất để các ĐCT tuyển chọn những nhà chính trị tiềm năng.
2.Tiểu hệ thống quan hệ
Vai trò đặc biệt của các quan hệ chính trị là ở chỗ nó biểu đạt cân bằng lợi ích, sự trung lập, trạng thái thực tế chấp nhận được giữa các lợi ích, các giai cấp, các dân tộc, các nhóm trong một hệ thống quyền lực công cộng và nhân danh quyền lực công cộng để bảo vệ, duy trì sự cân bằng ấy.
Trong HTCT có nhiều loại quan hệ, những quan hệ này rất đa dạng, đan xen, nhiều tầng, nhiều chiều, trực tiếp và gián tiếp. Những quan hệ này thực chất là nền tảng xã hội và môi trường văn hóa của hoạt động chính trị. Những quan hệ chính trị cấu thành hệ thống khi chúng có vai trò trực tiếp duy trì sự tồn tại và hoạt động của HTCT. Các quan hệ đó có thể được xếp như sau:
- Quan hệ các chủ thể quyền lực và người được ủy quyền
Đó là quan hệ giữa công dân và nhà nước, giữa đảng viên của một đảng chính trị với tổ chức đảng của họ, giữa hội viên, thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội với tổ chức của mình. Trong quan hệ này, người được ủy quyền, thực chất không có quyền lực mà nhận quyền lực từ các chủ thể quyền lực và thực thi quyền lực đó. Trong quan hệ này, các chủ thểquyền lực, khách quan mà nói, quyết định hình thức tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của các Cơ quan được ủy quyền.
- Quan hệ theo chiều ngang của hệ thống
Là mối quan hệ cùng cấp, giữa các thể chế cấp Trung ương với cấp Trung ương, Ví dụ giữa các cơ quan lập pháp tối cao (Quốc hội) hành chính tối cao (Chỉnh phủ) và tư pháp tối cao (Tòa án tối cao), quan hệ giữa các chủ thể chính trị trong hệ thống, Đây là mối quan hệ vừa quy định vai trò chức năng của các thể chế chính trị vừa thống nhất, phối hợp hành động, vừa ràng buộc, kiềm chế lẫn nhau.
-Quan hệ theo chiều dọc của hệ thống
Quan hệ giữa các cơ quan quyền lực Trung ương với các cơ quan quyền lực địa phương và cơ sở (theo chiều dọc). Bản chất của quan hệ này là phân cấp và phân quyền trong thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước sao cho đảm bảo sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia vừa tạo điều kiện cho sự năng động chủ động của các địa phương và cơ sở.
- Quan hệ bên trong và bên ngoài
Quanhệ HTCT của một quốc gia với các HTCT bên ngoài. Có thể có những quan hệ khác nhau giữa các thể chế độc lập của HTCT. Nhưng quan trọng nhất, trong mối quan hệ này là quan hệ giữa các nhà nước quốc gia dân tộc với nhau.
3.Tiểu hệ thống cơ chế
Cơ chế tổng hợp các phương thức vận hành của HTCT, Cơ chế vừa phản ánh bản chất chế độ chính trị vừa chi phối các hoạt động của hệ thống. Có bốn cơ chế cơ bản sau: (1) cơ chế thể chế (xây dựng hệ thốngcác tổ chức). Khi các tổ chức được đặt đúng vị trí, xác định rõ các chức năng vai trò nhiệm vụ của chúng, đồng thời các cơ chế, các quan hệ thông suốtthìHTCT vận hành đúng nguyên tắc... Khi đó quá trình thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước diễn ra như một quá trình tự nhiên, HTCT tự hoạt động, tự điều chỉnh và tự hoàn thiện; (2) cơ chế mệnh lệnh hành chính (đi kèm là một hệ thống công cụ cưỡng bức, trừng phạt). để thực thi quyền lực nhà nước (3) cơ chế tư vấn là tổng hợp các phương thức làm thay đổi nhận thức của các đối tượng thực thi quyền lực để thay đổi hành vi của họ; (4) cơ chế kiểm soát quyền lực (đảm bảo cho các cơ quan quyền lực thực thi đúng thẩm quyền).
Bốn cơ chế này có thể được vận hành đồng thời, có thể riêng biệt tùy theo các quan hệ giữa chủ thể chính trị và đối tượng chịu tác động của quyền lực chính trị, Các cơ chế thể hiện được trình độ thuần thục của hệ thống và sự trưởng thành về văn hóa chính trị.
4.Tiểu hệ thống các nguyên tắc vận hành
Mỗi hệ HTCT có những nguyên tắc và cơ chế vận hành riêng. Dựa trên những nguyên tắc này mà các quan hệ, hành vi chính trị được định hướng và tạo thành một bộ phận hữu cơ của hệ thống; giữa “nguyên tắc” và “cơ chế” không có những bức tường thành ngăn cách, giới hạn giữa các khái niệm đó chỉ là tương đối.
Ngày nay, chỉ trừ một số rất ít nước dưới chế độ quân chủ thế tập, hầu hết ở các nước đểu phổ biến một số nguyên tắc sau:
- Quyền lực chính trị thuộc về nhân dân
Nguyên tắc này khẳng định tính khách quan quyền lực của nhân dân với tư cách là chủ thể của quá trình lao động sản xuất xã hội, là những người sáng tạo ra các giá trị xã hội (nguồn gốc của quyền lực), ủy một phần quyền của mình thông qua những người đại diện để tổ chức và thực thi quyền lực chính trị quyền lực nhà nước. Từ nguyên tắc này, phát sinh một loạt các nguyên tắc sinh hoạt và ứng xử chính trị khác liên quan đến việc đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
-Ủy quyền có điều kiệu và có thời hạn
Nguyên tắc này xác định ai là người có thểđược ủy quyền và ủy quyền trong bao lâu. Để đảm bảo nguyên tắc này phải xây dựng thể chế bầu cử bao gồm lựa chọn các ứng viên, thể thức bầu cử và thủ tục truất quyền khi cần thiết.
-Nguyên tắc dân chủ
Nguyên tắc này thực chất là tạo các điều kiện kinh tế-xã hội và pháp lý để dân tham gia ngày càng nhiều và thực chất vào công việc của Nhà nước và xã hội, tự quyết định vận mệnh của mình thông qua nhà nước, bằng nhà nước.
-Nguyên tắc tập trung - phân quyền (phân quyền hợp lý)
Nguyên tắc này nói lên tính hai mặt của một vấn đề trong đời sống chính trị nếu không có tập trung quyền lực đủ mức thì không có quyền lực chính trị cũng như quyền lực nhà nước. Mặt khác, không thực hiện sự phân quyền (phân lập, phân công, phân cấp, ủy quyền, tản quyền... ) thì cũng không thể thực hiện được quyền lực chính trị hoặc quyền lực nhà nước. Tính thống nhất đó được thể hiện:
Lãnh thổ quốc gia dân tộc thống nhất; Xã hội công dân thống nhất, trên đó xây dựng nhà nước;Ý chí nhân dân được tổng hợp lại thành những văn bản (khế ước) có tính pháp lý hợp pháp (hiến pháp và pháp luật...) từ đây xây dựng những thể chế quyền lực thống nhất (cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan hành chính cao nhất, cơ quan xét xử cao nhất...);thống nhất bởi đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền chí phối HTCT bằng các phương thức chính trị thông qua cương lĩnh, đường lối, nêu gương, tổ chức, vận động giáo dục.
Trên cơ sở những thống nhất trên đây, mà biểu hiện ra là tính đồng thuận tính thỏa hiệp xã hội, sẽ thực hiện sự phân quyền như "phân chia", "phân công", "phân quyền", "phân cấp", "tản quyền.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: