Địa chỉ : P.203 - K7/25 Quang Trung - Đà Nẵng
Điện thoại : 05113 827 111 ( 203)
KINH TẾ MỸ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1945-1973)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Âu và Nhật bản đều bắt đầu công cuộc khôi phục kinh tế trong điều kiện khó khăn do hậu quả của chiến tranh, thiếu vật tư, vốn, giao thông vận tải bị tàn phá nặng nề. Đứng trước tình hình đó Mỹ đã gánh lấy trách nhiệm giúp các nước Tây Âu và Nhật Bản khôi phục kinh tế. Điều đó xuất phát từ chiến lược mở rộng thị trường nhằm làm bá chủ thế giới.
Thông qua viện trợ kinh tế Mỹ tăng cường vai trò chi phối khống chế Tây Âu và Nhật Bản đồng thời liên kết chống lại các nước xã hội chủ nghĩa. Mỹ viện trợ cho các nước châu Âu qua kế hoạch Marshall. Thực hiện kế hoạch Marshall Mỹ đã ký hiệp ước song phương với từng nước nhận viện trợ, hiệp ước quy định nước nhận tiền viện trợ phải dùng tiền viện trợ để muahangf hóa của Mỹ, phải xóa bỏ hàng rào thuế quan, mở cửa thị trường cho Mỹ. Nhờ đó mà Mỹ đã thu được 30 tỷ USD. Đồng thời, Mỹ cũng đầu tư vào thị trường Tây Âu nơi có thị trường an toàn và đần dần khống chế các nagnhf công nghiệp điện tử, công nghiệp hóa chất, ô tô, cơ khí...
Cùng với sự thâm nhập thị trường Tây Âu, Mỹ còn tìm cách giành thị trường châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh. Đối với Nhật Bản, Mỹ có chính sách viện trợ và nâng đỡ dưới danh nghĩa “ quỹ cứu tế khu vực chiếm đóng” lên đến 2,3 tỷ USD. Tuy nhiên viện trợ cho Tây Âu và Nhật Bản nhằm mục đích bành trướng và khống chế những nước này, nhưng thực tế đã góp phần khôi phục kinh tế Tây Âu và Nhật Bản
Trong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948);
+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.
+ Mĩ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới.
+ Về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
- Trong những thâp niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.
+ Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974). Lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng đôla Mĩ đã bị phá giá hai lần vào tháng 12 - 1973 và tháng 2 - 1974.
Trong những thâp niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974). Lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng đôla Mĩ đã bị phá giá hai lần vào tháng 12 - 1973 và tháng 2 - 1974.Có nhiều nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm
* Sự giảm sút địa vị kinh tế Mỹ do các nguyên nhân sau:
- Mỹ thực hiện chính sách chạy đua vũ trang nhằm tranh guianhf ưu thế quân sự với Liên Xô. Từ đó, ngân sách quân sự hàng năm tăng nhanh, năm 1967 là 67,5 tỷ USD, năm 1975 là 97,5 tỷ USD. Mỹ luán sâu vào các cuộc chiến tranh đặc biệt là chiến tranh Việt Nam tiêu tốn hết 352 tỷ USD
- Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
- Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
- Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
Tốc độ tăng năng suất lao động giảm sút , quản lý công nghiệp nhưng năm 50-70 của thé kỷ XX sử dụng phương pháo quản lý Taylor chỉ chú trọng khai thác sức lao động của công nhân. Nhưng con người luôn gắn với những giới hạn sinh học và các yếu tố xã hội. Vì vậy, nững năm sau mô hình này gây ra những khủng hoảng trong mô quản lý thời kỳ kinh doanh hiện đại.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: