Địa chỉ : P.203 - K7/25 Quang Trung - Đà Nẵng
Điện thoại : 05113 827 111 ( 203)
Đảng cùng dân kiên quyết chống tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu
và các tệ nạn khác trong bộ máy của Đảng và Nhà nước
Mục tiêu cao cả của cuộc đời Hồ Chí Minh là giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc, ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Để thực hiện mục tiêu trên, Hồ Chí Minh khẳng định phải giành lấy chính quyền về tay nhân dân, phải tập hợp tổ chức nhân dân làm cách mạng. Nhưng muốn cách mạng thành công, muốn giành chính quyền phải có Đảng cách mạng lãnh đạo. Vì vậy sau khi tìm được con đường giải phóng dân tộc theo quỹ đạo của cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh xúc tiến xây dựng, tổ chức một đảng cách mạng chân chính, tiên phong, lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam làm cách mạng.
Ngay sau khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Hồ Chí Minh đã khẳng định Đảng ta là đảng cầm quyền. Vì Đảng đã lãnh đạo cách mạng trong điều kiện có chính quyền, và Đảng lãnh đạo chính quyền nhân dân một cách trực tiếp toàn diện. Cũng chính từ đó vấn đề Đảng cầm quyền được Người đặc biệt quan tâm. Điều đáng lưu ý là Hồ Chí Minh nhận ra rất sớm những vấn đề của Đảng cầm quyền là điều kiện tiên quyết để thực hiện mục tiêu lý tưởng giải phóng dân tộc, giai cấp, giải phóng nhân dân, trả lại quyền làm chủ cho nhân dân. Nhưng trong hoàn cảnh mới, Đảng cầm quyền đứng trước nguy cơ xa rời quần chúng nhân dân, xa rời mục tiêu lý tưởng cách mạng. Do đó khi Đảng ta trở thành đảng cầm quyền, trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở đảng viên cán bộ rằng “Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi”.
Sự nhất quán trong quan điểm về Đảng cầm quyền của Hồ Chí Minh xuất phát từ tầm nhìn xa, thấy rộng của Người về những nguy có khi Đảng có chính quyền. Lúc đó người cán bộ đảng viên dễ quên đi lý tưởng của mình bởi họ là những quan chức và cán bộ chuyên nghiệp trong bộ máy nhà nước - thực tế, trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhiều thói hư tật xấu đã nảy sinh trong cán bộ đảng viên, đặc biệt là những người có chức, có quyền như: cậy quyền, cậy thế, hủ hoá, chia rẽ, kiêu ngạo. Và đó là những “lỗi lầm rất nặng nề”. Những lỗi lầm đó rất nguy hiểm vì nó phá hoại ta từ bên trong, do đó Đảng phải luôn luôn nhắc nhở, rèn luyện phẩm chất người đảng viên cộng sản, phải đấu tranh với kẻ địch nguy hiểm nhất là “chủ nghĩa cá nhân” - nguyên nhân chính của những thói hư tật xấu trong hàng ngũ cán bộ đảng viên. Cán bộ đảng viên phải không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ dân, yêu kính dân, biết dựa vào quần chúng để thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, khiên tốn, cần kiệm , liêm chính, chí công vô tư, thật thà ngay thẳng, đặc biệt phải luôn luôn tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, trách nhiệm của một Đảng cầm quyền, một Đảng cách mạng chân chính là phải lãnh đạo nhân dân, tổ chức ra được một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước đó chính là nơi nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình đầy đủ nhất. Mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và dân cũng vì vậy thông qua Nhà nước. Do đó Hồ Chí Minh đã kiên định lập trường tất cả thuộc về nhân dân, mọi việc nước là việc chung của người Việt Nam.
Trong mỗi chủ trương, chính sách, Hồ Chí Minh luôn đề cao dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trước hết là dân chủ trong lĩnh vực chính trị, thông qua tổng tuyển cử để toàn dân bầu ra quốc hội , để quốc hội bầu ra chính phủ của toàn dân. Khi đã có Nhà nước, vấn đề làm thế nào để “ quyền hành và lực lượng đều ở dân” nhân dân có thể làm chủ, mọi quyền hạn đều là của dân, mọi quyền hành đều thuộc về dân là vấn đề Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Bởi trên thực tế nhân dân không thể thường xuyên trực tiếp thể hiện quyền làm chủ của mình và hơn nữa không phải bất kỳ mọi công việc gì trong đời sống xã hội cũng đều có thể đưa ra bàn bạc.
Trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội , nhân dân chỉ có thể làm chủ gián tiếp thông qua người đại diện quyền lực của nhân dân, không chiếm đoạt quyền đó thành quyền lực cá nhân, làm thế nào để có một Nhà nước vì dân phục vụ dân , không phải trong lời nói mà bằng hành động cụ thể hàng ngày.
Đó là điều trăn trở, là sự quan tâm thường trực ở Hồ Chí Minh. Chính vì vậy Người đòi hỏi Nhà nước từ trung ương tới làng, xã phải thực sự gương mẫu, thật sự trong sạch, phải vì dân mà phục vụ theo nguyên tắc nhất quán là:
“Vì việc gì có lợi cho nhân dân phải hết sức làm,
việc gì có hại cho nhân dân phải hết sức tránh”
“Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta kính ta”, Hồ Chí Minh không những nhìn thấy rất sớm những vấn đề chung của bộ máy quyền lực “tách khỏi dân”, “đứng trên dân” trong điều kiện Đảng cầm quyền, mà Người còn thấy trước những vấn đề phức tạp của một nước nông nghiệp lạc hậu sản xuất nhỏ manh mún để đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện như vậy, cán bộ, đảng viên dễ sa vào chủ nghĩa quan liêu sa rời dân, đứng trên đầu dân, ức hiếp dân, mà còn đề ra một loạt tệ nạn khác như tham ô, lãng phí, hủ hoá, bè phái, cục bộ địa phương. Tất cả những thứ đó gộp lại như một thứ “giặc nội xâm” làm nát bộ máy của Đảng và Nhà nước. Vì vậy Người kêu gọi mọi cán bộ, đảng viên trong bộ máy Đảng và Nhà nước phải thực sự cùng dân chống trả tích cực những căn bệnh trên, mà trước hết, chủ yếu là những bệnh tham ô, quan liêu lãng phí. Là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam kiểu mới, người thầy của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh hiểu rõ các căn nguyên của các khuyết tật phát sinh trong quá trình Đảng cầm quyền, mà đặc biệt là chủ nghĩa quan liêu và chủ nghĩa cá nhân. Bệnh này rất nguy hiểm bởi nó triệt tiêu quyền làm chủ của nhân dân. Hơn nữa nó lại thường bị trá hình và bị giả danh vì “miệng thì nói dân chủ nhưng việc làm thì theo lối quan chủ”. Miệng nói “phụng sự quần chúng nhưng họ toàn làm trái ngược với lợi ích quần chúng”.
Nguyên nhân của bệnh trên, theo Hồ Chí Minh là do xa dân không hiểu dân, khinh dân “dân ngu khu đen”, do sợ dân vì bản thân mình có khuyết điểm không tin dân, không hiểu biết nhân dân, không yêu thương nhân dân. Chỉ biết đòi hỏi dân mà không biết nâng đỡ, giúp đỡ dân. Theo Người muốn chữa được bệnh đó, phải theo đúng nguyên tắc là đường lối nhân dân, bao gồm mấy nội dung cơ bản sau:
đặt lợi ích nhân dân lên trên hết.
liên hệ chặt chẽ với nhân dân.
Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ.
Có khuyết điểm thì thật thà phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình.
Sẵn sàng học hỏi nhân dân.
Tự mình phải làm giương mẫu cần kiệm liêm chính để nhân dân noi theo
Đó là thang thuốc chữa bệnh quan liêu và bệnh cá nhân chủ nghĩa.
Nếu thang thuốc này được dùng đúng, dùng đủ và thường xuyên thì chắc chắn rằng Đảng cầm quyền sẽ vững mạnh hơn, nhân dân sẽ gắn bó chặt chẽ với Đảng hơn.
Có thể nói sức mạnh của Đảng là do phẩm chất của mỗi đảng viên tạo thành. Hồ Chí Minh xem đạo đức cách mạng là nền tảng của người cách mạng, là yếu tố quyết định để mỗi đảng viên, các tổ chức đảng và toàn đảng xứng đáng là người chiến sỹ tiên phong của giai cấp và dân tộc. Và vấn đề giữ gìn Đảng, Nhà nước là vấn đề khó nhất trong mọi vấn đề, xong là yếu tố quyết định việc Đảng mãi mãi là đội tiên phong của cách mạng mãi mãi được nhân dân tin yêu.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: