Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
Quan niệm của Chủ nghĩa Mác- Lênin về dân và mối quan hệ giữa đảng với quần chúng nhân dân
Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân và quần chúng nhân dân là quan niệm đúng đắn nhất, khoa học nhất, phù hợp với thực tiễn lịch sử. Chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm: quần chúng nhân dân bao gồm rộng rãi các tầng lớp nhân dân, chẳng những là đa số công nhân, mà là đa số những người bị bóc lột. Chủ nghĩa Mác - Lênin phê phán một cách mạnh mẽ, không khoan nhượng những quan điểm và thái độ sai lầm hạ thấp và phủ nhận vai trò quần chúng nhân dân.
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chính quần chúng nhân dân đã sáng tạo nên lịch sử. Quần chúng nhân dân không chỉ là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội mà còn là người quyết định vận mệnh của lịch sử, quyết đinh sự vận động phát triển của lịch sử, có sứ mạng phá cái cũ, dựng nên cái mới. Lịch sử xã hội phát triển có những bước quanh co, phức tạp nhiều khi như hỗn loạn, nhưng rồi lại ổn định trở lại một trật tự nào đó. Đó cũng là nhờ hoạt động của quần chúng, như Ăngghen nói: “Quần chúng là những người đã đưa mọi việc trở lại nề nếp”.
Trong cách mạng vô sản, giai cấp công nhân là người có sứ mệnh thủ tiêu chế độ áp bức bóc lột tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là của quần chúng nhân dân đông đảo. Mác coi sự ủng hộ của lực lượng nông dân đông đảo đối với các phong trào vô sản là một bài đồng ca, mà nếu không có được bài đồng ca đó thì cách mạng vô sản sẽ trở thành một bài ai điếu. Lênin coi sự đồng tình và ủng hộ của các tầng lớp nhân dân lao động là điều kiện cũng là mục tiêu hoạt động của giai cấp vô sản “Không có sự đồng tình và sự ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội viên tiền phong của mình tức là đối với giai cấp vô sản thì cách mạng vô sản không thực hiện được”.
Lênin đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa đảng cộng sản và quần chúng nhân dân. Người coi đó là một nguyên tắc bất di bất dịch đối với việc xây dựng một chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Người khẳng định đảng chân chính làm tròn được sứ mệnh lịch sử của mình một khi biết gắn bó với quần chúng và thật sự dẫn dắt toàn thể quần chúng tiến lên. Theo Lênin sau khi giành được chính quyền, để đảm bảo cho cuộc cách mạng vô sản đi đến thắng lợi hoàn toàn, Đảng cộng sản không được tách rời quần chúng mà phải:
- Liên hệ với quần chúng.
- Sống trong lòng quần chúng.
- Biết tâm trạng quần chúng.
- Biết tất cả.
- Hiểu quần chúng
- Biết đến quần chúng
- Giành được lòng tin tuyệt đối của quần chúng.
Lênin đã nhiều lần chỉ ra nguy cơ xa rời quần chúng của một đảng cầm quyền. Người cho rằng nếu đảng quên mất và tự cắt đứt những mối liên hệ với quần chúng thì đó chính là một trong những nguy hiểm lớn nhất, đáng sợ nhất và sẽ là tai hoạ thật sự. Hồ Chí Minh đã không chỉ dừng lại chủ nghĩa yêu nước truyền thống, Người đã kế thừa, chọn lọc, từ chủ nghĩa yêu nước để chủ nghĩa Mác – Lênin, đó là những cái mới, điểm khác biệt hơn hẳn và cũng là điểm thành công của Hồ Chí Minh so với các bậc tiền bối cách mạng trước mình. Hồ Chí Minh đã xuất hiện đúng luật và đáp ứng đúng nhu cầu của lịch sử
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: