Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
Đôi điều về người Việt Nam theo đạo Phật*
Nét hằng xuyên của văn hoá Việt Nam là sự “không chối từ” việc tiếp thu, tiêu hoá và làm chủ những ảnh hưởng văn hoá của nước ngoài, trong đó có đạo Phật được du nhập vào nước ta thông qua hai con đường: Trung Quốc và Ấn Độ (Bắc tông và Nam tông), và cũng như bất cứ một tôn giáo nào trên đường phát triển đều chia ra nhiều hệ phái khác nhau. Đạo Phật vào nước ta cũng biến dạng khá nhiều, bởi có sự thêm bớt trên con đường truyền bá từ Ấn Độ sang các nước láng giềng, sang Trung Quốc và từ Trung Quốc sang Việt Nam, và vì vậy, khi vào đến nước ta đạo Phật cũng phải biến hoá cho phù hợp với phong tục tập quán của cư dân bản địa.
Từ trong các xóm làng cổ, người Việt thời Bắc thuộc vẫn bảo tồn và phát huy vốn liếng văn hoá bản địa, nội sinh tích luỹ được từ hàng ngàn năm trước. Văn hoá Việt Nam không co lại để tự bảo vệ một cách bảo thủ; nó không chối từ những đóng góp của những yếu tố bên ngoài, mà còn tỏ ra có khả năng thu nạp dung hoá mạnh những cái hay cái đẹp của văn hoá ngoại lai. Quá trình giao lưu văn hoá, du nhập đạo Phật ở nước ta buổi ban đầu, thông qua các thương gia Ấn Độ đến Giao Châu và họ phải ở lại đây cho đến năm tới, chờ gió mùa Đông Bắc để trở lại Ấn Độ, một số tăng sĩ có thể ở lại hẳn Luy Lâu, họ sống với người Việt và Hoa kiều, và đã ảnh hưởng đến những người này bằng tiếng nói, lối sống và đạo Phật.
Theo các tài liệu lịch sử để lại, thì vào thế kỷ II (sau công nguyên) ở Giao Châu đã có sự thành lập tăng đoàn, đã dịch kinh, đã dựng tháp, làm chùa và đã sáng tác cả sách nói về Phật. Những kinh điển Phật giáo đầu tiên được phiên dịch hay tuyển dịch tại Giao Châu như kinh Tứ thập nhị chương đều nhằm vào người xuất gia hơn là người tu tại gia, nêu những quan điểm về Phật, Pháp, Tăng quan niệm về Niết bàn, Luân hồi, về Từ bi, Bố thí, Diệt dục và cả về Thiền định…và điều cũng thật đơn giản là cư dân Việt nam bắt gặp thuyết Nhân quả nghiệp báo của đạo Phật phù hợp với tín ngưỡng dân gian Việt về việc ông trời trừng phạt kẻ ác, cứu giúp ban thưởng người lành; thuyết Luân hồi cũng phù hợp với quan niệm linh hồn còn tồn tại sau khi thân xác tiêu hoại và cũng phù hợp với nhận xét về sự tuần hoàn của cỏ cây của cư dân nông nghiệp. Còn những tư tưởng lớn của đạo Phật về Chân như, về Sắc không, về Tứ diệu đế và Thập nhị nhân duyên…thì phần đông quần chúng không hay biết, chỉ dành cho sự nghiền ngẫm nghiên cứu của giới tăng sĩ và giới Phật học.
Như đã trình bày ở trên, đạo Phật là tôn giáo thực nghiệm, thực hành chân lý để tránh tham, sân, si, vì thế ở Việt nam những người theo Thiền tông là “Phật tại tâm”, vì vậy mà Thiền học cũng được gọi là Tâm học và Thiền tông được gọi Phật Tâm tông, mà nội dung chính là: Chính tâm, nhất ý, tập trung điều thiện duy trì từ trong tâm, ý thức những ý niệm dơ bẩn để mà khử diệt.
Trong điều kiện hiện nay, biết bao nhiêu sự đổi thay không chỉ ở khí hậu, môi trường, cũng không chỉ ở đói nghèo quá rõ…mà còn xót xa hơn là sự đổi thay ở chính lòng của con người, sự xuống cấp về đạo đức ở một bộ phận không chỉ là người dân bình thường – do sự tác động của nhiều nhân tố; do vậy, người Việt Nam ngày nay đến với đạo Phật như một sự chiêm nghiệm sâu đậm đạo Phật - đạo của từ bi, trí tuệ, bình đẳng và vị tha. Qua đó con người có thể nhìn thấy đạo Phật có một giá trị nhân bản và một tiềm năng lớn, nếu biết khai thác và cải cách cho thích hợp với thời đại mới, thì sẽ cống hiến cho đời rất nhiều chất liệu quý để xây dựng con người và xã hội tốt đẹp. Việc làm đó phù hợp với chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam: Đạo đức của tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới.
* Đạo Phật truyền bá sang phía Đông theo hai đường:
- Đường biển: Theo các thương thuyền đi dọc các bờ biển Nam Dương và Đông Dương. Qua đường này đạo Phật tới Xrilanca, Giava, Phù Nam, Champa, Giao Châu và miền Giang Nam Trung Quốc.
- Đường bộ: Sự thành lập một đế chế Ấn Độ-nhục-chi (Indoscythe) rộng lớn ở miền Trung Á, sự bành trướng của thế lực đế chế Hán tới tận miền Pamia và mở ra “con đường tơ lụa” vào buổi đầu công nguyên.Theo con đường này sư tăng Ấn Độ có thể truyền giáo đến Bắc Trung Quốc, đạo Phật qua Triều Tiên mà vàoNhật Bản, cũnh như dội trở lại xuống đất Việt
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: