Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
Mối quan hệ giữa Đảng và dân (I)
“Dân là gốc của nước” là một quan điểm tiến bộ đã có từ hơn 2000 năm trước đây trong tư tưởng triết học phương Đông. “Lấy dân làm gốc” cũng là một bài học và là lời dặn dò quý báu của ông cha ta thể hiện ở các triều đại tiến bộ trong lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc.
Đảng ta, tại Đại hội VI (tháng 12/1986) khi tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đã nêu lên các bài học kinh nghiệm trong đó có bài học kinh nghiệm hàng đầu là “Lấy dân làm gốc”. Tiếp đó Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ VIII (khoá VI) năm 1990 đã ra một nghị quyết lại là “Đổi mới công tác quần chúng của đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta được thông qua Đại hội VII (tháng 6/1991) khẳng định “Toàn bộ hoạt động của đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân . Sức mạnh của Đảng là sự gắn bó mật thiết với nhân dân”. Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và dân cũng là một nội dung quan trọng được nhấn mạnh trong NQ BCHTW lần thứ ba (khoá VII) trong văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII tháng 1/1994). Trong công cuộc đổi mới đất nước, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước ta, ở nhiều bài nói và viết cũng thường nhắc nhở và nhấn mạnh về vai trò của dân và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân. Như vậy tư tưởng “Dân là gốc của nước” và bài học kinh nghiệm “Lấy dân làm gốc” cũng như mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân hiện nay vẫn là vấn đề có ý nghĩa rất lợi ích, thiết thực.
Kinh nghiệm của toàn bộ lịch sử thế giới và từng quốc gia, dân tộc đã chỉ ra rằng: đối với những người cầm quyền, có dân là có tất cả, mất dân là mất tất cả. Đối với một Đảng cầm quyền, xa dân, không hiểu dân, mất dân là một trong những nguy cơ đáng sợ. Nguy cơ đó đã trở thành hiện thực, là một tai họa thật sự và chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của các đảng cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô.
Công cuộc đổi mới toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang đi vào quy mô và chiều sâu, đòi hỏi Đảng ta phải có một trình độ năng lực lãnh đạo mới, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân đưa mối quan hệ này lên một tầm cao mới. Chúng ta phải sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm mà trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đã mắc phải như quan liêu, mệnh lệnh xa rời quần chúng nhân dân, làm mất lòng dân, giảm uy tín của Đảng. Những sai lầm đó nếu không kiên quyết sửa chữa, lại bị kẻ thù trong và ngoài nước phá hoại thì sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với sự nghiệp cách mạng. Vì vậy Đảng ta phải nhìn nhận rõ nguy cơ này, phải sớm đổi mới chỉnh đốn về mối quan hệ giữa Đảng và dân, giữ cho mối quan hệ giữa Đảng và dân được trong sáng, vững chắc và tốt đẹp.
Đảng ta khẳng định lấy Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với Chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú và sâu sắc, trong đó những quan niệm của Người về dân có những nội dung rất cụ thể và đặc sắc, vừa có giá trị về lý luận, vừa có ý nghĩa như những bài học kinh nghiệm, những chỉ dẫn quý báu trong hoạt động thực tiễn.
Trở lại với Tư tưởng Hồ Chí Minh để hiểu biết, nắm vững và vận dụng đúng đắn những tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân và về mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân là một yêu cầu cấp bách và thiết thực đối với các tổ chức đảng chính quyền các cấp và đối với mỗi cán bộ đảng viên trong công cuộc đổi mới, hội nhập hiện nay.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: