Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
Hiện tại, quá trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2015 đã gần chạm đến vạch đích cuối cùng. Về lý thuyết, sự dịch chuyển tự do nguồn lao động trong 10 nước thành viên Asean nếu diễn ra đúng như mong muốn của lãnh đạo các nước Asean, thì sau 2015 sẽ là thời điểm sôi động của thị trường lao động khu vực Asean. Cạnh tranh và đào thải sẽ là tất yếu khi thị trường lao động được mở rộng, yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao. Sự cạnh tranh này sẽ là thời cơ đồng thời là thách thức lớn đối với ngành giáo dục, mà đặc biệt là giáo dục đại học ở Việt Nam – nơi chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc đào tạo ra lực lượng lao động chất lượng cao, có đủ khả năng cạnh tranh với lực lượng lao động từ các quốc gia thành viên của AEC.
a. Thách thức về năng lực cạnh tranh và nguy cơ tụt hậu xa hơn về giáo dục đại học
Nguyên nhân dẫn đến thách thức này là:
- Thứ nhất,xuất phát điểm của giáo dục Việt Nam còn thấp, môi trường giáo dục vĩ mô còn nhiều yếu kém. Bên cạnh đó, dù đã tham gia ASEAN trong 20 năm, nhưng đến nay Việt Nam vẫn nằm trong nhóm bốn nước kém phát triển của khối. Khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với ASEAN-6 thì rộng ra, trong khi với ba thành viên khác của ASEAN-4 thì hẹp lại [5]. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của giáo dục đại học Việt Nam.
- Thứ hai, trong quá trình xây dựng các đại học chất lượng cao, vẫn còn gặp khó khăn trong chuyển giao chương trình đào tạo, trình độ đội ngũ giảng viên, hệ thống các chuyên ngành đào tạo trong các đại học Việt Nam chưa hoàn thiện.
- Thứ ba, nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam còn thấp, sự phân bổ nguồn lực đầu tư không đồng đều giữa các trường đại học trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Điều này dẫn đến sự khập khiễng trong tốc độ phát triển, quy mô và chất lượng đào tạo của các trường đại học Việt Nam.
- Thứ tư, chất lượng công tác nghiên cứu khoa học của các trường đại học Việt Nam chưa cao.
- Thứ năm, khoảng cách về chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam với giáo dục đại học của các quốc gia trong khu vực còn lớn và nếu không kịp thời tập trung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục với lộ trình phù hợp…
Dưới đây là danh sách các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á được xếp hạng bởi QS World năm 2014.
Singapore |
Malaysia |
Thailand |
Indonesia |
Philippines |
National University of Singapore |
Universiti Malaya |
Chulalongkorn University |
University of Indonesia |
University of the Philippines |
Nanyang Technological University |
Universiti Kebangsaan Malaysia |
Mahidol University |
Bandung Institute of Technology |
Ateneo de Manila University |
Singapore Management University |
Universiti Teknologi Malaysia |
Chiang Mai University |
Universitas Gadjah Mada |
De La Salle University |
Universiti Sains Malaysia |
Thammasat University |
Airlangga University |
University of Santo Tomas |
|
Universiti Putra Malaysia |
Kasetsart Universit |
Bogor Agricultural University |
||
International Islamic University Malaysia |
Khon Kaen University |
Diponegoro University |
||
Universiti Teknologi MARA - UiTM |
King Mongkut's University of Technology Thonburi |
Sepuluh Nopember Institute of Technology |
||
Prince of Songkla University |
University of Brawijaya |
Bảng 4: Danh sách các trường đại học Đông Nam Á được xếp hạng (Nguồn: QS World)
Các trường đại học Việt Nam không nằm trong danh sách đánh giá của QS mà từ trước tới nay. Và đến năm 2014, mới có 3 trường đại học hàng đầu Việt Nam là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Bách Khoa Hà Nội. 3 trường đại học này chỉ mới xuất hiện ở trong top 300 trường tốt nhất tại châu Á theo bảng xếp hạng QS World University Rankings, chứ chưa lọt được vào bảng xếp hạng thế giới.
Điều này tất sẽ dẫn đến một hệ quả đó là, khi chúng ta có cái nhìn quá hời hợt về tiến trình gia nhập cộng đồng AEC thì chúng ta sẽ thất bại ngay trên “sân nhà” trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ giáo dục. Các trường đại học trong nước sẽ đứng trước nguy cơ “phá sản” khi không tuyển sinh được hoặc chất lượng đầu vào sẽ giảm sút khi học sinh giỏi sẽ chọn lựa vào học các trường đại học chất lượng cao, chất lượng đào tạo đảm bảo yêu cầu đầu ra đáp ứng nhu cầu nhân lực cấp khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, khi chất lượng giáo dục không cao, nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của trị trường lao động và doanh nghiệp về tay nghề và các kỹ năng mềm khác sẽ khiến lực lượng lao động Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Thậm chí không có khả năng cạnh tranh ngay trong thị trường lao động nội địa.Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
b. Rào cản về ngôn ngữ
Ở AEC, các nước như Singapore, Malaysia, Brunei (thuộc địa Anh) hay Philippines (thuộc địa Mỹ) tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, còn những nước còn lại như Campuchia, Lào, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Myanmar thì tiếng Anh được dùng như tiếng nước ngoài. Sự đa dạng về ngôn ngữ bản địa của 10 nước thanh viên AEC sẽ là rào cản ngăn cách sự hợp tác, giao tiếp và trao đổi giữa các nước. Để xóa bỏ rào cản về ngôn ngữ, các nhà lãnh đạo trong AEC hướng tới việc lựa chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chung. Sự lựa chọn này là hợp lý khi nhìn nhận sự phổ biến của tiếng Anh ở các nước Asean. Với ngôn ngữ quốc tế phổ biến này sẽ giúp các nước thành viên rất đa dạng về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng xích lại gần nhau.
Tuy nhiên, ngôn ngữ được sử dụng trong giảng dạy tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay phổ biến là tiếng Việt. Đây là tiếng mẹ đẻ của người Việt chúng ta, nhưng đồng thời cũng là ngôn ngữ có tính chất riêng biệt của người Việt, do người Việt sử dụng. Các chuyên gia đánh giá, Việt Nam hiện đang nằm trong khu vực “vùng trũng tiếng Anh”. Giáo dục đại học Việt Nam sẽ “đơn độc”, hòa nhập khó khăn, không đủ sức cạnh tranh với các trường đại học trong khu vực AEC. Đây thực sự là rào cản lớn đối với giáo dục đại học Việt trong quá trình cạnh tranh cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao với các hệ thống giáo dục ở các quốc gia trong khu vực AEC.
Bên cạnh đó, những thách thức chung của giáo dục đại học Việt Nam trong quá trình hội nhập như hiện tượng chảy máu chất xám, sự công nhận văn bằng, đảm bảo chất lượng giáo dục, thực hiện mục tiêu giáo dục…
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: