Địa chỉ : P.203 - K7/25 Quang Trung - Đà Nẵng
Điện thoại : 05113 827 111 ( 203)
NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN
Trong toàn bộ di sản tư tưởng quý báu của Hồ Chí Minh, những tư tưởng về dân của Người là một bộ phận cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa hết sức lớn lao trong quá trình cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt từ khi Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành được chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền, và vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp đổi mới hiện nay khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”.
Tư tưởng về dân của Hồ Chí Minh hình thành từ rất sớm, có sự kế thừa những tư tưởng nhân ái cao đẹp của truyền thống đạo đức văn hoá dân tộc và của cả triết lý Đông - Tây; mà đỉnh cao là học thuyết Mác - Lênin. Chính những quan điểm đó đã chỉ ra tính chất, đặc điểm và nội dung của mối quan hệ giữa Đảng và dân. Hơn nữa, những quan niệm đó đang trở thành những định hướng cơ bản, những yêu cầu bức thiết cho công cuộc đổi mới và chỉnh đốn Đảng ta hiện nay.
Hồ Chí Minh đã kế thừa toàn bộ tư tưởng đúng đắn và thấu hiểu bài học lịch sử về sức mạnh của quần chúng nhân dân của chủ nghĩa Mác- Lênin. Đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh đã phát triển , làm phong phú thêm nội hàm của khái niệm dân phù hợp điều kiện thời đại và đặc điểm cụ thể của dân tộc, một nước thuộc địa nửa phong kiến. Sự phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh là:
- Thứ nhất: Người quan niệm dân là người trong cùng cộng đồng, một quốc gia, một lãnh thổ thống nhất, Người gọi nhân dân là “quốc dân”.
- Thứ hai:dân có chung cội nguồn, chung một tổ tiên, là con lạc cháu hồng.
- Thứ ba:dân còn là các tầng lớp, thế hệ, các giới, các đoàn thể.
- Thứ tư:theo tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh em”, dân còn bao hàm cả nghĩa quốc tế, đó là đại gia đình giai cấp công nhân toàn thế giới, là bạn bè năm châu bốn bể.
- Thứ năm:dân còn dùng để chỉ những người yêu nước, xây dựng đất nước, là lực lượng cách mạng.
Khái niệm dân mà Hồ Chí Minh dùng, một mặt thể hiện tính giai cấp, quan điểm quần chúng của chủ nghĩa Mác- Lênin, mặt khác mang tính sáng tạo, tính thực tiễn sâu sắc phù hợp với hoàn cảnh và bản sắc dân tộc ta. Chính vì vậy mà tư tưởng về dân của Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất trong các thời kỳ cách mạng Việt Nam và đã trở thành những di sản tư tưởng vô giá đối với toàn đảng, toàn dân ta.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: