Địa chỉ : P.203 - K7/25 Quang Trung - Đà Nẵng
Điện thoại : 05113 827 111 ( 203)
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô. Sự tác động qua lại giữa hai nhân tố này rất phức tạp nhiều khi không tuân theo các quy luật
Keynes: Lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nếu đạt ở ngưỡng nào đó. Nếu ở dưới mức ngưỡng lạm phát không nhất thiết tác động tiêu cực đến tăng trường kinh tế.
Fisher 1993 khi lạm phát tăng ở mức độ thấp thì mối quan hệ anyf không tồn tại khi lạm phát tăng quan hệ này là nghịch biến
Một số nhà kinh tế nghiên cứu tìm ra ngưỡng xác định sự tác động: 8%. Các nước đang phát triển 11-12% ( sanhadi), các nước công nghiệp 1-3%
Lạm phát phi mã và siêu lạm phát tác động đến nền kinh tế
Tuy quan điểm về lý thuyết và mô hình minh chứng cho mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát của các trường phái có sự khác nhau, nhưng điểm chung của các trường phái là mối quan hệ ấy không phải một chiều, mà là sự tác động qua lại; nếu muốn tăng trưởng cao thì phải chấp nhận lạm phát, mối quan hệ này không tồn tại mãi và đến một lúc nào đó, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ làm giảm tăng trưởng; trong dài hạn, khi tăng trưởng đã đạt đến mức tối ưu thì lạm phát không tác động đến tăng trưởng nữa mà lúc này lạm phát là hậu quả của việc tăng cung tiền quá mức vào nền kinh tế.
Ví dụ: Nước Mỹ trong thời gian khá dài đã thực thi chính sách “hy sinh” mục tiêu tăng trưởng cho mục tiêu kiềm chế lạm phát. Sau hơn 10 năm tăng trưởng liên tục khi kinh tế Mỹ bước vào chu kỳ suy thoái, nước Mỹ đã chuyển sang thực thi chính sách “hy sinh” mục tiêu kiềm chế lạm phát cho mục tiêu tăng trưởng, mà biểu hiện rõ nhất là chỉ trong một năm đã liên tục 12 lần cắt giảm lãi suất từ 6,7% xuống chỉ còn 1%. Khi tăng trưởng kinh tế phục hồi và lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại, nước Mỹ lại thực thi chính sách “hy sinh” mục tiêu tăng trưởng cho mục tiêu chống lạm phát với một trong những giải pháp cụ thể đã thực hiện là chỉ từ tháng 7/2004 đến nay đã tám lần liên tục nâng lãi suất từ 1% lên 3% và dự đoán của nhiều chuyên gia, lãi suất của Mỹ sẽ còn tăng lên nữa, có thể đạt trên 4,5%.
Trung Quốc sau 26 năm tăng trưởng liên tục với tốc độ cao (hiện giữ kỷ lục về thời gian tăng trưởng liên tục mà trước đó Hàn Quốc đã giữ với 23 năm), cũng đã muốn hạ bớt tốc độ tăng trưởng nóng và kiềm chế lạm phát, bằng việc giảm đầu tư sau mấy năm ở mức cao nhất thế giới (trên 44% so với GDP)…
Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học thế giới, năm 2011 Việt Nam đã vượt ngưỡng lạm phát và sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Trong báo cáo Quốc hội khóa XIII (kỳ họp thứ 2), Chính phủ đã khẳng định: “Nguyên nhân chủ yếu gây lạm phát cao ở nước ta là do hệ quả của việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa kéo dài trong nhiều năm để đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, và phúc lợi xã hội trong khi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư còn kém hiệu quả, cùng những hạn chế trong quản lý điều hành và tác động cộng hưởng của các yếu tố tâm lý”. Và đã đưa ra mục tiêu:"Kiềm chế lạm phát là ưu tiên số một, khi có điều kiện thuận lợi sẽ phấn đấu để đạt mức tăng trưởng cao hơn" trong mục tiêu của năm 2012 và kế hoạch 5 năm 2011 - 2015.
Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần chấp nhận đánh đổi giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế, nghĩa là “hy sinh” mục tiêu tăng trưởng cho mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm được tăng trưởng ở mức hợp lý, khi có điều kiện thuận lợi phấn đấu đạt mức tăng trưởng có hơn. Đây là một quyết định khó khăn, nhưng lạm phát hiện tại đã đạt mức độ tiêu cực và ưu tiên hàng đầu kiềm chế lạm phát là cần thiết và điều này phù hợp với quan điểm, chủ trương của Chính phủ:"kiềm chế lạm phát là ưu tiên số một, khi có điều kiện thuận lợi sẽ phấn đấu để đạt mức tăng trưởng cao hơn" trong mục tiêu của năm 2012 và kế hoạch 5 năm 2011 - 2015.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: