Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
KINH TẾ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI
Dưới tác động của diễn biến kinh tế, thương mại thế giới năm qua, nhất là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang và sẽ có những tác động nhất định tới kinh tế, thương mại Việt Nam. Chính sách thương mại của Mỹ, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp, chưa có hồi kết... sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực, kéo dài cho tăng trưởng kinh tế thế giới, làm xáo trộn thị trường tài chính thế giới, có thể khiến các doanh nghiệp trì hoãn đầu tư và xem xét lại toàn bộ các thỏa thuận nguồn cung ứng cũng như các chuỗi giá trị toàn cầu liên quan, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng thương mại toàn cầu.
Việt Nam được nhận định là quốc gia được hưởng lợi từ cuộc chiến này theo nghĩa tương đối. Các hàng rào thuế quan mà Mỹ và Trung Quốc áp bổ sung cho nhau vô hình trung làm tăng cơ hội xuất khẩu hàng hóa cho các nước thứ ba, trong đó có Việt Nam. Do đó, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ khi hàng hóa của Trung Quốc bị hạn chế.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể khiến các công ty đa quốc gia lớn trên thế giới chuyển một phần hoặc toàn bộ các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Do đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có thể tăng trong bối cảnh dòng vốn FDI vào các nước bị Mỹ đánh thuế cao có xu hướng chững lại. Tuy nhiên, bên cạnh một số cơ hội từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít rủi ro và bất lợi.
Nền kinh tế Việt Nam tuy nhỏ nhưng có độ mở lớn, phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu, trong đó, Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác lớn nhất về ngoại thương của Việt Nam. Vì vậy, khi hai đối tác lớn xảy ra xung đột sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Khi hàng rào thuế nhập khẩu vào Mỹ được áp dụng, khó khăn về đầu ra có thể khiến hàng hóa của Trung Quốc được đẩy sang thị trường Việt Nam và cạnh tranh với hàng Việt Nam ở các thị trường nước thứ ba khác. Mặt khác, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ khó khăn hơn vì Trung Quốc tăng cường thực thi các biện pháp bảo vệ thị trường nội địa. Vì vậy, nguy cơ thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc có thể gia tăng trong thời gian ngắn. Việt Nam có thể trở thành nơi trung chuyển cho hàng hóa Trung Quốc để xuất khẩu sang Mỹ và ngược lại. Ngược lại, hàng hóa và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam dễ bị rơi vào tầm ngắm kiểm tra của Mỹ.
Về dài hạn, ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ làm suy giảm kinh tế thế giới, dẫn đến giảm cầu tiêu dùng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, sự gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu cũng sẽ tác động tới các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động lớn bởi dịch Covid_ 19. Ngay từ khi khởi phát đại dịch Covid – 19 vào đầu năm, Việt Nam đã chủ động gia tăng mối quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế đối với Việt Nam như là một điểm đến đầu tư, kinh doanh an toàn, bền vững
Mặt khác, Chính phủ cũng đánh giá các tác động của dịch tới các ngành, lĩnh vực, nền kinh tế đất ước; nghiên cứu và dự báo những xu thế, cơ hội và xác định những động lực mới cho tăng trưởng làm cơ sở đẩy nhanh việc cơ cấu lại nền kinh tế cho phù hợp với những chuyển dịch, cấu trúc mới, như nhu cầu phát triển và chuyển đổi số, nhu cầu về lao động, xu hướng đầu tư, xu hướng tiêu dùng
Chính phủ quyết liệt chỉ đạo hình thành sớm các kịch bản “vực dậy” nền kinh tế, cụ thể hóa đến từng ngành, lĩnh vực, địa phương, từng khu vực doanh nghiệp trước khi dịch kết thúc để nền kinh tế sẵn sàng chuyển sang trạng thái hoạt động mới; đủ sức cạnh tranh, chủ động tham gia vào các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị mới được hình thành sau dịch. Tranh thủ nắm bắt, tận dụng mọi cơ hội để đất nước phát triển nhanh và bền vững không chỉ bằng mà phải hơn thời điểm trước khi dịch bùng phát./.
Các gói kích thích chính sách được triển khai ở một số nền kinh tế lớn sẽ giúp ngăn chặn sự sụt giảm mạnh hơn trong tăng trưởng GDP và hạn chế mức suy giảm sâu của thương mại toàn cầu và trong nước trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp kích thích kinh tế vĩ mô tại thời điểm hiện tại là không chắc chắn.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: