Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
«
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
a. Khái niệm đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
* Vai trò, bản chất của Đảng:
- Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 03/02/1930. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
- Đảng là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
- Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, vấn đề cơ bản trước hết là đề ra đường lối cách mạng, đây là công việc quan trọng hàng đầu của một chính đảng.
* Đường lối cách mạng của Đảng:
- Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam.
- Đường lối cách mạng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết của Đảng.
- Nhìn tổng thể, đường lối cách mạng của Đảng bao gồm đường lối đối nội và đường lối đối ngoại.
- Đường lối cách mạng của Đảng là toàn diện và phong phú. Có đường lối chính trị chung, xuyên suốt cả quá trình cách mạng, cũng có đường lối cho từng thời kỳ lịch sử. Ngoài ra còn có đường lối cách mạng vạch ra cho từng lĩnh vực hoạt động cụ thể.
- Đường lối cách mạng của Đảng chỉ có giá trị chỉ đạo thực tiễn khi phản ánh đúng quy luật vận động khách quan.
- Đường lối đúng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng, quyết định vị trí, uy tín của Đảng đối với quốc gia dân tộc.
- Mục tiêu của đường lối nhằm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC
1. Phương pháp nghiên cứu
a. Cơ sở phương pháp luận
Dựa trên thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng.
b. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phổ biến là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
- Bên cạnh đó, sử dụng các phương pháp thích hợp: phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, định lượng… cho từng nội dung của môn học.
2. Ý nghĩa của việc học tập
- Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản nhất về sự ra đời và hoạt động của Đảng, tập trung vào lĩnh vực đường lối của Đảng trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, nhất là trong thời kỳ đổi mới.
- Học tập, quán triệt đường lối để hiểu và vận dụng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng.
- Đường lối chính trị là phương cách xử lý tình huống, cách giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng, của đất nước trong các thời kỳ và các lĩnh vực khác nhau, qua đó người học thêm hiểu biết, nâng cao năng lực hoạt động và củng cố niềm tin vào Đảng, vào sự nghiệp cách mạng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: