Địa chỉ : P.203 - K7/25 Quang Trung - Đà Nẵng
Điện thoại : 05113 827 111 ( 203)
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đại biểu các nước tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Versailles (Pháp), nhân danh nhóm người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm tám điểm, trong đó nội dung điểm bảy và điểm tám như sau:
“7. Thay đổi chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ”.
Sau này, khi diễn ca bản yêu sách của nhân dân An Nam thành Việt Nam yêu cầu ca, thì các điểm bảy và điểm tám được thể hiện như sau:
“Bảy xin Hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền
Tám xin được cử Nghị viên
Qua Tây thay mặt giữ quyền thổ dân”.
Năm 1926, trong bản yêu sách gửi Hội vạn quốc, một lần nữa Hồ Chí Minh lại đề cập tới vấn đề quyền tự quyết của nhân dân. Trong bản yêu cầu này, Hồ Chí Minh và những người yêu nước khác đã viết:
“Nếu được độc lập ngay thì nước chúng tôi:
…
3. Xếp đặt một nền Hiến pháp theo những lý tưởng dân quyền".
Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ngày 3 tháng 9 năm 1945), Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ cấp bách là: “Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ”. Ngày 20 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 vị do Người làm Trưởng ban. Và ngày 9 tháng 11 năm 1946 bản Hiến pháp mới đã được Quốc hội thông qua, trong đó quy định rõ các quyền tự do dân chủ của nhân dân dưới một chính thể dân chủ rộng rãi.
Về vấn đề cơ bản của Hiến pháp, Ngừời đã khẳng định:
“...Tính chất Nhà nước là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền. Chính quyền về tay ai và phục vụ quyền lợi của ai? Điều đó quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp...”.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: