Địa chỉ : P.203 - K7/25 Quang Trung - Đà Nẵng
Điện thoại : 05113 827 111 ( 203)
NHỮNG NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA
NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
Khu vực hóa kinh tế hay liên kết kinh tế khu vực hoặc tập đoàn hóa kinh tế khu vực là quá trình nhất thể hóa giữa các nước, các khu vực khác nhau,trong cùng một châu lục hoặc giữa các châu lục với nhau, trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, thông qua ký kết các điều ước hoặc hiệp định, lập ra các chuẩn tắc thống nhất để hoạt động và thực hiện các mục đích kinh tế, chính trị chung. Khu vực hóa hiện nay đang trở thành một xu thế khách quan là do các nguyên nhân sau:
Một là, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, cách mạng IT, đòi hỏi sự phân công hợp tác sâu rộng giữa các nước, xã hội hóa sản xuất vượt ra ngoài biên giới quốc gia và phát triển tới trình độ nhất định, tất yếu đặt ra nhu cầu gỡ bỏ các rào cản trên thị trường và thực hiện liên kết kinh tế giữa các quốc gia với nhau.
Hai là, khu vực hóa là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản phát triển tới giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Chỉ có ở giai đoạn này, thì chức năng của nhà nước mới được mở rộng và tăng cường, nó không chỉ can thiệp sâu và mạnh mẽ vào đời sống kinh tế trong nước mà còn can thiệp mạnh mẽ vào quan hệ kinh tế quốc tế và cần có sự phối hợp quốc tế.
Ba là, sự phát triển không điều trong nền kinh tế thế giới cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy khu vực hóa kinh tế. Nhất là từ những năm 80 cho đến nay, tình hình thế giới có những biến động điều chỉnh và cải tổ. Đối sánh thực lực kinh tế giữa các nước tư bản chủ yếu có những thay đổi mới. Trong tình hình phát triển không điều ngày càng tăng, để phòng ngừa sự mất lợi thế, vai trò bị suy giảm, những nước vốn mạnh nhất về kinh tế điều muốn lấy khu vực kinh tế làm chỗ dựa để giữ vững và tăng cường sức mạnh của mình.
Bốn là, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đang là động lực thúc đẩy quá trình khu vực hóa kinh tế. Như sự thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu đã tăng nhanh sự phát triển kinh tế của các nước thành viên, gia tăng thực lực cạnh tranh của các nước thoát khỏi sự thống trị của Mỹ, trở thành ba trung tâm kinh tế lớn trên thế giới ngày nay. Sự vùng dậy của Tây Âu, Nhật Bản khiến Mỹ cũng có nhu cầu lập ra liên minh mậu dịch tự do với các nước láng giềng ( Hiệp định tự do Bắc Mỹ - NAFTA).
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: