Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
SINH VIÊN ĐẠI HỌC DUY TÂN
VỚI CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA TỔ QUỐC
Thạc sỹ Trần Hồng Phong – Trưởng khoa Lý luận chính trị
Trong 2 tuần sinh hoạt chính trị đầu khoá, sinh viên khoá 19 được giới thiệu một trong các nội dung quan trọng đó là chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc. Nội dung nghiên cứu về chủ quyền biển đào gồm 3 vấn đề sau đây:
1. Giới thiệu những nét cơ bản về biển đảo của Việt Nam
* Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải dài từ vĩ tuyến 30 Bắc lên đến vĩ tuyến 260 Bắc và từ kinh tuyến 1000 Đông đến 1210 Đông. Biển Đông liên quan 10 nước và vùng lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin-, In-đô-nê-sia, Bru-nây, Ma-la-si-a, Sin-ga-po, Thái Lan, Căm-pu-chia và Đài Loan. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân các nước này. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn của cả Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Mỹ.
Đây là một vùng biển có vị trí rất quan trọng, không những chỉ vì nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, có nhiều tuyến đường biển huyết mạch quốc tế đi qua mà còn là khu vực được coi là “điểm nóng”, tiềm tàng về an ninh, chính trị, quân sự, và có nguy cơ tác động tiêu cực đến sự ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới mà nguyên nhân chủ yếu chính là sự tồn tại của những tranh chấp phức tạp đã và đang diễn ra.
Là một quốc gia nằm bên bờ Biển Đông, Nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam qua các thời đại, với bản chất cần cù nhẫn nại, ý chí quật cường và trên tinh thần tôn trọng các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia liên quan khác, đã xác lập và thực thi các quyền và lợi ích chính đáng của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, đảm bảo sự tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cả trên đất liền, trên biển, trên không trong tình hình hiện nay là nhiệm vụ vô cùng thiêng liêng và cấp thiết của cả dân tộc và nhà nước Việt Nam. Để làm tốt nhiệm vụ trọng đại này, công việc trước tiên là mỗi một người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam phải hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đối với những vấn đề biển, đảo nói chung và Biển Đông nói riêng. Khi được trang bị những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, lớp trẻ Việt Nam hôm nay sẽ trở thành những sứ giả nhiệt huyết tạo nên sự kết nối trong toàn xã hội, thúc đẩy những hành động thiết thực trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam trên toàn thế giới.
* Việt Nam là một quốc gia ven biển và biển có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Việt Nam có bờ biển dài 3350 km, có hơn 3000 hòn đảo, có 12 Huyện đảo, có hơn 100 cảng biển, có 20 triệu người và 1/3 lao động gắn với các ngành kinh tế biển như : vận tải biển & Dịch vụ các cảng biển, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, du lịch, nghỉ dưỡngven biển, vịnh, biển đảo.
Việt Nam có lợi thế là vùng biển nằm ngay trên một số tuyến hàng hải chính của quốc tế qua Biển Đông. Hàng năm, có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và 45% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản, khoảng 60% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển bằng con đường này. Đặc biệt, nền kinh tế Singapore hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào Biển Đông
* Biển Việt Nam và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982: Vùng nội thuỷ là vùng nằm trong đường cơ sở; vùng lãnh hải từ đường cơ sở ra 12 hải lý; vùng đặc quyền kinh tế tính từ đường cơ sở ra 200 hải lý; thềm lục địa từ đường cơ sở ra 350 hải lý (mỗi hải lý =1,852 km). Căn cứ vào luật biển 1982 Việt Nam có 1 triệu km2 thềm lục địa.
2. Tình hình tranh chấp chủ quyền biển - đảo giữa Việt Nam và các nước liên quan.
Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được gộp thành một và có tên là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa hoặc Đại Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa. Các bản đồ của phương Tây đều vẽ hai quần đảo này là một.
Các tài liệu chính thức của Nhà nước Việt Nam có ghi chép về hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ đầu thời chúa Nguyễn sang thời Tây Sơn và tới đầu triều Nguyễn.Sau khi ký Hiệp ước Giáp thân vào 6/6/1884 giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn về việc nhà Nguyễn đồng ý cho Pháp được thay mặt Nhà nước Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại, ký các văn bản ngoại giao và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Năm 1933 chính phủ Pháp đã phái lực lượng đến dựng bia chủ quyền trên 7 hòn đảo lớn của quần đảo Trường Sa.Ngày 14/10/1950 chính phủ Pháp chính thức bàn giao việc quản lý hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho chính phủ Bảo Đại.Ngày 22/8/1956 chính quyền Sài Gòn đã cho dựng bia đá và cắm cờ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện chủ quyền trên hai quần đảo này.Như vậy, từ sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương cho đến tháng 4/1975 chính quyền Sài Gòn và chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp quản cũng như cho đến giai đoạn hiện nay, nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã tiến hành những hoạt động thực hiện chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa một cách hòa bình, thật sự và liên tục.
* Tranh chấp chủ quyền về quần đảo và vùng biển Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc
Quần đảo Hoàng Sa thế kỷ 16 là đảohoang (khoảng 30 đảo, cách đảoLý Sơn 200 hải lý và cách Trung Quốc 230 hải lý)Thế kỷ 17 thuộc Việt Nam 1954 Trung Quốc chiếm một số quần đảo phía đông, năm 1974 Trung Quốc chiếm các đảocòn lại từ hải quân Việt Nam cộng hoà. Sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển, ngày 21-6-2012, Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa Tam Sa.Ngày 19-7-2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa,”Ngày 21-7-2012, Trung Quốc bầu đại biểu Hội đồng Nhân dân ở “Tam Sa”
* Tranh chấp chủ quyền về quần đảo và vùng biển Trường sa giữa Việt Nam và các nước…
Đối với quần đảo Trường Sa, Việt Nam là nước đầu tiên làm chủ, nhưng với một vùng biển rộng lớn, trong khi lực lượng hải quân nhỏ bé và điều kiện phát triển còn hạn chế trước đây, chúng ta chỉ đóng giữ ở một số đảo. Năm 1988, tiếp tục lợi dụng lúc chúng ta đang giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ, Trung Quốc đã tiến hành cuộc tấn công chiếm 7 bãi đá ngầm của VN ở quần đảo Trường Sa. Năm 1988 - đến nay, Việt Nam không để mất một tấc biển đảo nào và chúng ta quyết không bao giờ để chuyện này xảy ra. TrườngSa hiện nay xảy ra tranh chấp 5 nước, sáu bên (Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, Bru-nây, Ma-la-si-a, và Đài Loan )
Tranh chấp Biển Đông là tranh chấp giữa yêu sách đường lưỡi bò vô căn cứ của Trung Quốc nuốt trọn 80% Biển Đông của Việt Nam với lợi ích hợp pháp theo luật biển 1982 của các nước trong khu vực Biển Đông và lợi ích tự do hàng hải của các Quốc gia khác trên thế giới .Ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là nhất quán, xuyên suốt, không thay đổi qua các thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc Từ giữa những năm 1990, Trung Quốc tập trung vào củng cố các tuyên bố chủ quyềnở Biển Đông và răn đe các quốc gia khác củng cố tuyên bố chủ quyền của họ. Những động thái thời gian qua chính là những nỗ lực của Trung Quốc trong việc củng cố, hiện thực hóa các tuyên bố chủ quyền và răn đe các bên tuyên bố chủ quyền khác. Diễn biến gần đây cho thấy, những nỗ lực này đã tăng lên về cả phạm vi và mức độ.
3. Một số chủ trương đối sách của Việt Nam
Để có thể đối phó với những tình huống nhất là những tình huống xấu có thể xảy ra ở Biển Đông, Việt Nam phải mạnh về mọi phương diện (sức mạnh tổng hợp quốc gia): kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, và quốc phòng, an ninh.Đồng thời tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận tiến bộ trong khu vực và trên thế giới.Tăng cường thế và lực mới của Việt Nam trong bối cảnh mớiĐẩy nhanh quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, có các giải pháp hữu hiệu để đẩy nhanh chiến lược về kinh tế biển, lấy đó làm điểm tăng trưởng mới .Thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng v..v.. làm tăng niềm tin của nhân dân và dư luận thế giới đối với Đảng.
Chủ động và tích cực cải thiện đời sống của nhân dân và tăng cường quản lý xã hội, thực hiện chính sách tam ngư (ngư nghiệp, ngư dân, ngư trường) trong đó ngư dân là hạt nhân, khuyến khích và hỗ trợ về cả tinh thần, vật chất cho ngư dân để ngư dân bám biển và có thu nhập cao.
Nghiên cứu, xây dựng văn hóa biển quốc gia (văn hóa nuôi truồng, đánh bắt), tuyên truyền nâng cao ý thức về biển, yêu mến biển và cống hiến cho sự nghiệp biểnMột mặt, khẳng định quyết tâm, không lùi bước bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền của đất nước. Đồng thời, kiên trì chủ trương dùng phương thức hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS, DOC,COC.Tăng cường đoàn kết tạo sự thống nhất chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Mặt khác mở rộng tuyên truyền đối ngoại để dư luận thế giới ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam. Xây dựng, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giỏi tiếng Anh và luật pháp quốc tế, cử người tham gia vào các tòa án quốc tế như tòa án quốc tế về luật biển, và tòa án công lý quốc tế.
4. Một số lưu ý trong giải quyết quan hệ Việt Nam- Trung Quốc
Là quan hệ láng giềng: Lịch sử Việt Nam đã có 17 cuộc chiến tranh trong đó đã có 14 cuộc chiến tranh với Trung Quốc; Qua trình lịch sử của cách mạng Việt Nam đã có thời kỳ quan hệ tốt đẹp.. Chúng ta luôn coi trọng truyền thống đoàn kết, hữu nghị với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc. Về đại cục quan hệ VN-TQ vẫn là đối tác chiến lược của nhau, dựa trên mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa đảng và nhân dân hai nước. Về lâu dài, chúng ta mong muốn cả 2 nước thực hiện tốt phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.Tuy nhiên,giải quyết việc tranh chấp trên biển là vấn đề lịch sử, phức tạp, lâu dài khi xem xét cần phải kiên trì, bình tĩnh, tỉnh táo, tránh nóng vội, chủ quan (kiên trì là lực lượng). Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên được sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Trung Quốc đối với công cuộc giải phóng dân tộc..
Trong giải quyết những mâu thuẫn trên biển, lực lượng vũ trang cần thực hiện tốt phương châm: “3 không, 4 tránh và tinh thần chỉ đạo 6 K”
3 KHÔNG:
1) Không liên minh quân sự với nước ngoài;
2) Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam;
3) Không cho bất kỳ một tổ chức chính trị, quân sự nào lợi dụng địa bàn lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác.
4 TRÁNH:
Tránh xung đột về quân sự;
2) Tránh đối đầu;
3) Tránh bị cô lập về chính trị;
4) Tránh bị lệ thuộc chính trị với nước ngoài (đây là biểu hiện quan điểm độc lập, tự chủ của Việt Nam)
* TINH THẦN CHỈ ĐẠO 6 K:
1) Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển bằng pháp lý (nguyên tắc). Công ước Luật biển năm 1982 của LHQ và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc ký năm 2002 (DOC - Bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (gọi tắt Quy tắc Hướng dẫn DOC)tiến tới Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).
2) Kiên trì (lâu dài gian khổ). Chúng ta phải kiên định với độc lập dân tộc và giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
3) Khôn khéo (vừa đấu tranh ngăn cản, vừa tránh đâm va, vừa tuyên truyền đặc biệt);
4) Không khiêu khích (tạo cớ cho nước ngoaì đánh chiếm, gây xung đột).
5) Không mắc mưu khiêu khích;( rơi vào cái bẫy âm mưu của nước ngoài)
6) Không gây bất ổn (xảy ra xung đột, giữ vững an ninh, chủ quyền quốc gia).
Chúng ta không thể mất cảnh giác, luôn giữ trái tim nóng, bầu máu nóng nhiệt huyết yêu nước, song cái đầu luôn luôn lạnh và tỉnh táo. Hơn bao giờ hết, để không bị rơi vào cái bẫy của các nước lớn, cái bẫy của Trung Quốc. Biển, đảo của nước ta có vị trí chiến lược rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và phải phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng, kết hợp chặt chẽ các biện pháp đấu tranh chính trị, kinh tế, pháp lý, ngoại giao và cuối cùng là quân sự.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: