Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA VIỆT NAM
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM HIỆN NAY
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂN ĐÔNG
Khi nói về Biển Đông thì đây là một trong sáu biển lớn nhất thế giới với nhiều tên gọi khác nhau. Quốc tếgọi vùng biển nàylàSouth China Sea;Trung Quốcgọi làNam Hải;Philippines gọi là biển Luzón theo tên hòn đảo lớn Luzon của Philippine;Việt Nam gọi là Biển Đông hàm nghĩa là vùng biển phía đông Việt Nam.
- Dù có nhiều tên gọi theo quốc tế hay theo từng nước nhưng Biển Đông không phải là của riêng quốc gia nào, mà đó là tài sản chung của cả khu vực và nhân loại; về tên gọi nhiều biển, đại dương vốn căn cứ vào vị trí của chúng so với các vùng đất gần đó cho dễ tra cứu, không có ý nói về chủ quyền. Có thể kể ra các thí dụ như Ấn Độ Dương, là đại dương ở phía nam Ấn Độ, giáp nhiều nước ở châu Á và châu Phi, không phải là của riêng nước Ấn Độ; hay biển Nhật Bản, được bao quanh bởi Nga, Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản…
- Biển Đông là vùng biển gần như khép kín, trải dài theo hướng Tây Nam đến Đông Bắc, phía Namđi qualà eo biển Karimata. Phía Bắc là đi qua điểm cực Bắc của đảo Đài Loan tới bờ biển tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc).
- Biển Đông được bao quanh 9 nước: Trung Quốc (gồm Đài Loan), Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
- Diện tích Biển Đông: khoảng 1.091.642hải lý vuông (khoảng 3.500.000 km2), Chiều dài nhất theo chiều Bắc-Nam tới 1.901 hải lý (01hải lý = 1,852km).
- Độ sâu trung bình khoảng 1.140m, có nhiều sông lớn chảy vào Biển Đông như các sông Châu Giang, Mân Giang, sông Cửu Long (Phúc Kiến), sông Hồng, sông Mê Kông…
- Trên biển Đông có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
TIỀM NĂNG GIÁ TRỊ CỦA BIỂN ĐÔNG
*Biển Đông được đánh giá là vùng biển giàu tài nguyên.
- Biển có nguồn khoáng sản phong phú, chủ yếu là than, thiếc, titan, silicát…có khoảng 250.000 tấn quặng hiếm.
Đặc biệt Biển có “băng cháy”, tên gọi khoa học là tinh thể Hy-đrát (một hợp chất của mêtan và nước). Đây là một dạng năng lượng có thể thay thế cho dầu khí. 1m3 băng cháy có năng lượng tỏa ra bằng 180m3 khí tự nhiên. Theo ước tính, trữ lượng “Băng cháy” ở đáy biển chiếm khoảng 10% diện tích hải dương, tương đương 40 triệu km2, đủ cho loài người sử dụng trong 1000 năm.
Riêng Biển Đông được đánh giá có nhiều băng cháy, khu vực Bắc biển Đông có 11 nơi là mỏ băng cháy, với tổng trữ lượng tương đương 10,6 tỷ tấn dầu mỏ.
- Về thủy – hải sản: Biển Đông có khoảng 2000loài cá trong đó hơn 100 loài có giá trị kinh tế cao. Hàng năm, vùng Biển Đông thu hoạch được khoảng 23 đến 25 triệu tấn hải sản, chiếm vào khoảng 10% tổng số sản lượng của thế giới.
- Về trữ lượng dầu khí, khoáng sản: Trong thập niên 60 của thế kỷ XX loài người bắt đầu phát hiện "Biển Đông có dầu khí" và được đánh giá rằng trữ lượng dầu khí Biển Đông không thua gì trữ lượng dầu khí toàn thể vùng Trung Đông.
Riêng vùng Nam Biển Đông và Trường Sa:
Nam BĐ: 23-30tỷ tấn dầu, 8.300tỷ m3 khí đốt.
Khu vực Trường Sa Có: 41 tỷ tấn dầu
*Biển Đông cóđường giao thông huyết mạch và quan trọng của thế giới
Biển Đông là đường giao thông huyết mạch nối Bắc Mỹ, Đông Á, Thái Bình Dương với Nam Á, Châu Âu, Châu Phi và Trung Cận Đông.
Là chiếc ''cầu nối'' cực kỳ quan trọng, giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Mỗi ngày có từ150 - 200 tàu qua lại,khoảng 50% là tàu> 5.000 tấn, hơn 10% là tàu>30.000 tấn.
- Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông.
- Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng vận chuyển qua Biển Đônggấp 15 lần qua kênh đào Panama.
II. BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
- Biển Việt nam dài: 3.444km (trung bình 100km2 đất liền có 1km bờ biển).
- Có 12 của sông chảy ra biển. 50% dân số ở các tỉnh sống ven biển.
- Tài nguyên: phong phú và da dạng. Trữ lượng khia thác hải sản: 3-4triệu tấn/ năm, trữ lượng dầu khí: 3-4 tỷ tấn.
- Biển có tiềm năng về kinh tế giao thông hàng hải.
- Về Quốc phòng - an ninh:
+ Biển Việt Nam có vị trí quân sự hết sức quan trọng. khống chế đường giao thông huyết mạch ở Đông Nam Á.
+ Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
+ Trong số 16 cuộc chiến tranh chống xâm lược có đến 10 cuộc chiến tranh kẻ thù hoàn toàn sử dụng đường biển hoặc kết hợp với đường bộ để tiến công
* Nguyên nhân tranh chấp trên biển Đông: Có 6 nguyên nhân cơ bản
. Từ giá trị lợi ích của Biển Đông, do đó các nước lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc đều muốn giành vị trí khống chế Biển Đông.
. Trung Quốc đưa ra “đường lưỡi bò”, “đường đứt đoạn” tranh giành cơ bản vùng đặc quyền kinh tế của các nước tạo ra tranh chấp quyết liệt (đây là nguyên nhân chủ yếu).
. Trung Quốc cho cơi nới tôn tạo các đảo đá chìm thành đảo nhân tạo lớn, hủy hoại môi trường, quân sự hóa Biển Đông.
. Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (1956 - 1974) và 7 đảo chìm của quần đảo Trường Sa (1988) của Việt Nam, chiếm đảo Xi-ca-bờ-rô và Cỏ Mây của Philippin.
. Năm nước, sáu bên đều đưa ra yêu sách chủ quyền với quần đảo Trường Sa.
. Mỹ xoay trục chiến lược chủ yếu về Châu Á - Thái Bình Dương, muốn có vai trò khống chế Biển Đông.
III. MỤC TIÊU, PHƯƠNG CHÂM, CHỦ TRƯƠNG VÀ GIẢI PHÁPCHỦ YẾU BẢO VỆCHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1. Mục tiêu
- Lợi ích cao nhất là môi trường hòa bình, ổn định.
- Lợi ích lâu dài, xuyên suốt là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, lợi ích hợp pháp, chính đáng trên biển của Tổ quốc.
2. Phương châm
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo về các biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý để bảo vệ lợi ích chính đáng của ta.
- Gắn kết lợi ích của các nước trong và ngoài khu vực trong giải quyết các vấn đề trên biển Đông.
- Tranh thủ tối đa điểm tương đồng trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa nước ta với các nước, nhất là đối với Trung Quốc.
- Kiên định về mục tiêu, vững vàng, bình tĩnh, tỉnh táo, thận trọng trong các bước đi.
3. Chủ trương, giải pháp chủ yếu bảo vệchủ quyền biển, đảo trong tình hình mới
- Kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, điều hành của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt để bảo vệ chủ quyền.
- Giải quyết mọi tranh chấp trên biển bằng giải pháp hòa bình.
- Thực hiện tốt “4 tránh”,“3 không”trong xử lý vấn đề Biển Đông.
- Ngoài ra cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:
+ Tăng cường tiềm lực QP, AN, khả năng bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới.
+ Đẩy mạnh hoàn thành việc phân định các vùng biển liên quan đến các nước như Trung Quốc, Cămpuchia, Indonêxia.
+ Phát triển khoa học biển, kinh tế biển.
+ Bảo đảm an ninh nội địa, an ninh mạng; an ninh các địa bàn chiến lược.
+ Đấu tranh xử lý nghiêm các phần tử lợi dụng vấn đề biển, đảo để chống phá Đảng, Nhà nước.
+ Bảo vệ tài sản của người nước ngoài…
- Giữ vững được hòa bình, bảo vệ được chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của ta.
- Kiểm soát được tình hình, chấm dứt hoạt động phi pháp của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta.
- Đưa thông tin khách quan, xây dựng hình ảnh Việt Nam trên thế giới.
TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Nắm vững những khái niệm cơ bản nhất, những thông tin cơ bản nhất về biển đảo Việt Nam. Hiểu được giá trị và tiềm năng to lớn của của biển, đảo Việt Nam. Để từ đó thêm yêu quê hương, đất nước và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chủ quyền biển đảo Việt Nam.
2. Hiểu và nắm vững các chủ trương của Đảng, Nhà nước. Biết kiềm chế, không tụ tập đám đông, tin tưởng vào các cơ quan chức năng.
3. Tích cực học tập, rèn luyện, chuẩn bị kỹ cho mình mọi điều kiện nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4.Đi đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ mới của các nước tiên tiến trên thế giới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
KẾT LUẬN
Tháng 3 năm 1988, trong lúc chiến đấu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, trước khi hy sinh thiếu úy Trần Văn Phương đã hôrằng: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”. Và hôm nay, ngọn lửa ý chí quyết tâm đó phải tiếp tục được bùng cháy trong mỗi công dân Việt Nam trong đó có sinh viên chúng ta vì chủ quyền biển, đảo đất nước.
Qua chuyên đề, giúp sinh viênnhận thức sâu sắcmục tiêu, phương châm, chủ trương và giải phápbảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông; đồng thời qua đó nêu cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc, âm mưu chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trên vùng biển.
Bảo vệ biển, đảo Việt Namlà nhiệm vụ củatoàn Đảng,toàn dân và toàn quân trong đó có học học sinh, sinh viên Trường Đại học Duy Tân, chúng ta hãyxứng đáng với lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải giữ gìn lấy nó”./.
CHÚ THÍCH XUẤT XỨ NỘI DUNG
1. Luật biển Việt Nam năm 2012.
2. Nghi quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 vê “Chiên lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
3. Thông tin về biển, đảo do Tiến sỹ trần Việt Thái Viện nghiên cứu Chiến lược Bộ Ngoại giao báo cáo - Tập huấn Hè các trường đại học năm 2019 tại vũng tàu.
4. Thông tin về biển đảo do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nói chuyện tại Hội nghị trực tuyến - Ban Tuyên giáo thành ủy Đà Nẵng tổ chức ngày 30/8/2019 tại Hội trường Công an thành phố Đà Nẵng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: