Địa chỉ : P.203 - K7/25 Quang Trung - Đà Nẵng
Điện thoại : 05113 827 111 ( 203)
HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, với tư cách là một hệ thống của thế giới CNXH chiếm 1/3 dân số và 26% diện tích toàn cầu. Sức mạnh hệ thống đã giúp Liên Xô chiếm lĩnh xứng đáng một cực trong trật tự thế giới, được tạo nên nhờ mối quan hệ liên kết nội tại trên mọi lĩnh vực
Trong lĩnh vực tư tưởng, đó là sự nhất quán với chủ nghĩa Mác-lênin, sự thống nhất về mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự kiên quyết trong đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa xét lại, cơ hội, cải lương...
Trên lĩnh vực chính trị, sức mạnh hệ thống xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng của tình đoàn kết chiến đấu của chủ nghĩa quốc tế vô sản trong hành động, sự thống nhất về đường lối chính trị, thể chế chính trị, hệ thống chính trị, phương thức lãnh đạo chính trị và lập trường chính trị
Trên lĩnh vực kinh tế, các nước xã hội chủ nghĩa tạo thành một hệ thống thế giới nhờ cơ chế phân công lao động, hợp tác, tương trợ, giúp đỡ nhau thông qua Hội đồng tương trợ kinh tế ( SEV) được thành lập tháng 1- 1949.
Trên lĩnh vực quốc phòng an ninh, các nước trong hệ thống XHCN thiết lập mối quan hệ đồng minh chiến lược trong khuôn khổ Tổ chức hiệp ước VACSAVA( tháng 5-1955) và hiệp ước hữu nghị và hợp tác được ký kết giữa Liên Xô và một số nước XHCN khác. Các mối liên hệ, liên kết chặt chẽ làm cho hệ thống XHCN duy trì và cũng cố như một lực lượng thế giới về cơ bản và thống nhất , trở thành đối trọng hữu hựu trước chủ nghĩa tư bản.
Bên cạnh những nổ lực và thành tựu cũng cố sức mạnh của hệ thống, các nước XHCN cũng bị suy giảm thực lực do xảy ra bất đồng, mâu thuẫn xung đột nội bộ. Cuộc khủng hoảng quan hệ giữa Anbani và Nam Tư, giữa Anbani và Liên xô, sự rút lui của Anbani ra khổi SEV và tổ chức Hiệp ước VACSAVA năm 1968, sự khai từ Nam Tư ra khỏi cộng đồng XHCN và đặc biệt là mâu thuẫn giữa Liên Xô- Trung Quốc; Trung Quốc -Việt Nam đẩy tới xung đột quân sự ở biên giới.. làm tổn hại nghiêm trọng sức mạnh và uy tín của CNXH với tư cách là một hệ thống của thế giới. Tuy được bao phủ bên ngoài dưới hình thức đa dạng, nhưng nguyên nhân sâu xa của mâu thuẫn nội bộ giữa các nước XHCN, nổi bậc là mâu thuẫn Xô- Trung, là sự cạnh tranh vai trò, vị trí, quyền lực quốc tế giữa hai cường quốc. Bức tranh trật tự thế giới thời kỳ chiến tranh lạnh không chỉ đơn thuần hai cực Xô- Mỹ mà ngược lại ngày càng phức tạp và nhạy cảm hơn.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: