Địa chỉ : P.203 - K7/25 Quang Trung - Đà Nẵng
Điện thoại : 05113 827 111 ( 203)
HỆ THỐNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH
Trong sự tác động của các vấn đề mang tính toàn cầu, trước nhu cầu cần phải đối mặt với kẻ thù chung là chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới, các nước tư bản đế quốc khôn khéo tạo lập sức mạnh hệ thống, giúp Mỹ duy trì một cực trong trật tự thế giới thời kỳ Chiến tranh lạnh. Với ưu thế áp đảo về tiềm lực kinh tế, quân sự, đế quốc Mỹ xây dựng học thuyết Truman ( 5-1947) với nội dung chống cộng, bài Xô và kế hoạch Mácsan ( 11-1947) giúp Tây Âu khôi phục sau chiến tranh. Sức mạnh của hệ thống CNTB được cũng cố trên cơ sở mối quan hệ liên minh, liên kết, phối hợp hành động giữa Mỹ và các cường quốc tư bản khác trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự,kinh tế, ngoại giao...
Về mặt chính trị- quân sự, các cường quốc tư bản đế quốc cấu kết với nhau trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng. Tháng 4/1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời với vai trò lãnh đọa của Mỹ và vai trò chủ đạo thuộc về các lực lượng vũ trang Mỹ.
Về mặt kinh tế, CNTB tăng cường sức mạnh hệ thống thông qua sự phối hợp điều tiết vĩ mô ở phạm vi quốc tế giữa các nhà tư bản và các tập đoàn tư bản độc quyền đối với hệ thống tài chính- tiền tệ quốc tế, thúc đẩy liên kết kinh tế quốc tế, tổ chức các hội nghị thượng đỉnh G7 hàng năm....
Về ngoại giao, chủ nghĩa tư bản kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa Đại Tây Dương với chủ nghĩa Châu Âu, gắn Bắc Mỹ với Tây Âu thành một khối chống lại chủ nghĩa xã hội trong đường lối đối đầu Đông - Tây
Những kết quả đạt được trong việc tạo lập sức mạnh hệ thống không hề che lấp được bản chất không thể thống nhất của chủ nghĩa tư bản. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Đờ Gôn thập kỷ 60 đã bùng nỗ mâu thuẫn Pháp- Mỹ và hình thành các trục quan hệ Pháp- Đức, Mỹ- Anh ngay trong nội bộ các cường quốc tư bản. Cũng từ đó, hình thành trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại 3 trung tâm Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản cạnh tranh gay gắt với nhau trên mọi lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, bản quyền, thị trường... Ý đồ chiến lược không che dấu của Tây Âu và Nhật Bản là đòi chia quyền lược quốc tế với Mỹ. Đây là các nhân tố làm cho cơ chế vận động của trật tự thế giới hai cực Xô- Mỹ trở nên ngày càng đa dạng và phức tạp hơn.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: