Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
THÀNH PHỐ CẦN THƠ CHÚ TRỌNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN
ThS. Từ Ánh Nguyệt
Đại học Duy Tân Đà Nẵng
Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km² với 9 đơn vị quận, huyện với 85 xã, phường, thị trấn. Toàn thành phố có 295.215 hộ với số dân 1.188.435 người[1], trong đó 36.133 người là đồng bào các dân tộc thiểu số thuộc 27 dân tộc khác nhau.
Đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú tại thành phố Cần Thơ chủ yếu sống đan xen trong cộng đồng, đây cũng là điểm thuận lợi trong phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào. Trong số 27 dân tộc thiểu số đó đông nhất là dân tộc Khmer (Khơ me) với 21.414 người cư trú ở 9/9 quận, huyện. Đa số đồng bào người Khmer sống ở nông thôn, làm nghề nông, làm thuê, một ít hộ làm dịch vụ hoặc mua bán nhỏ, điều kiện kinh tế có phát triển nhưng còn chậm, trình độ dân trí và năng lực sản xuất còn thấp. Đồng bào dân tộc Khmercó tinh thần đoàn kết và sống gắn bó với các dân tộc anh em Kinh - Hoa và các dân tộc khác trongcộng đồng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước, tích cực lao động sản xuất, tham gia vào các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Người Khmer sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng gắn với ngôi chùa; toàn thành phố có 12 chùa Phật giáo Nam tông Khmer, gồm 112 sư sãi, 01 hội Đoàn kết sư sãi yêu nước với 25 thành viên; đặc biệt có Học viện Phật giáo Nam tông Khmer đặt tại quận Ô Môn.Dân tộc Hoacó số lượng đông thứ hai với 14.199 người, chiếm tỷ lệ 1,19%,cư trú tại trung tâm các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Cái Răng, Thốt Nốt, nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Về tín ngưỡng, tôn giáo có 21 cơ sở thờ cúng gồm: chùa, miếu, nghĩa trang và 01 Hội bảo trợ Hoa văn Cần Thơ.Các dân tộc khácnhưChăm(173 người), Nùng(57 người), Thái(52 người), Tày(112 người), Mường(62 người), Dao(12 người)... sống đan xen với dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, sinh sống bằng nghề nông, mua bán nhỏ, một ít là công chức, viên chức nhà nước.
Tình hình thực hiện chính sách dân tộc:
Thực hiện Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long, chính quyền địa phương đã phối hợp với các sở, ban, ngành hỗ trợcho1.054/1459 đối tượng (đạt 72,24% so với đối tượng thụ hưởng của đề án). Cụ thể từng mục tiêu như sau:Về hỗ trợ đào tạo nghề,đã thực hiện hỗ trợ cho 10 người/31 người (đạt tỷ lệ 32,26%). Số người còn lại được lồng ghép vào chương trình đào tạo nghề chung của thành phố. Hỗ trợ chuyển đổi nghề,đã hỗ trợ cho 463 hộ/500 hộ (đạt tỷ lệ 92,60% so đề án). Kinh phí thực hiện là 5.653,2 triệu đồng. Hỗ trợ mua nông cụ cho 502 hộ/611 hộ so với đề án (đạt tỷ lệ 82,16%) …
Chính quyền địa phương đã chỉ đạo sát sao theo dõi việc thực hiệnQuyết định số 102/2009/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo thuộc vùng khó khăn thực hiện tại xã Thới Đông, Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ. Chỉ tính riêng trong 3 quý đầu năm 2013, đã tổ chức cấp phát cho 701 hộ, gồm 2.902 nhân khẩuvới kinh phí thực hiện 290.200.000 đồng.
Tiếp đó, các cấp chính quyền thành phố Cần Thơ đã bắt tay vào thực hiện ngay Quyết định số 2472của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 – 2015. Với sự nỗ lực của chính quyền các cấp các loại báo, tạp chí, cấp phát vớitổng số có 09 loại (gồm báo, tạp chí, chuyên đề) cấp cho 9 lượt cơ quan cấp thành phố,80 lượt cơ quan cấp quận huyện,548 lượt xã (phường, thị trấn),3.495 lượt ấp (khu vực),96 lượt chùa Khmer,16 lượt Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và Trường Phổ thông Dân tộc nội trú với tổng số 4.244 tờ/kỳ.
Đối với nhà ở của đồng bào dân tộc thiểu số, các năm quathành phố đã hỗ trợ xây dựng 2.748 căn nhà (có 2.711 căn thuộc Chương trình 134, 37 căn từ thực hiện Quyết định 167), đến nay cơ bản trong đồng bào dân tộc thiểu số không còn nhà tạm, dột nát.
Thành phố Cần Thơ cũng luôn chú trọng đến việc hỗ trợ kinh phí học tập cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, con người có công với cách mạng đang học tại các trường Trung cấp nghề (hệ tập trung), Cao đẳng và Đại học. Kết quả tổng số từ năm học 2007-2008 đến nay đã hỗ trợ cho 385 lượt học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số. Tổng kinh phí hỗ trợ là 1.155.000.000 đồng[2].
Bên cạnh đó, việc thực hiện xây dựng khu dân cư cho đồng bào dân tộc thiểu số không đất ở nhằm giải quyết cho đối tượng thụ hưởng theo Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg cũng được thành phố khẩn trương triển khai. Khu dân cư được xây dựng tại huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và quận Ô Môn. Với tổng diện tích chung là 28.534,5 m2, kinh phí thực hiện là 29.536,11 triệu đồng; bố trí 202 nền nhà. Khi hoàn thành các khu dân cư sẽ giải quyết 100% số hộ không đất ở theo dự án và còn dự phòng một số nền giải quyết nhu cầu các năm sau.
Đồng thời, lãnh đạo thành phố rất quan tâm đến đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn đã tổ chức thăm viếng, tặng quà nhân các ngày lễ tếttruyền thống của đồng bào.Thành phố đã sử dụng ngân sách địa phương, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các đơn vị tài trợ, nhà hảo tâm để hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo như tổ chức khám chữa bệnh miễn phí, tặng quà nhân các dịp Tết Chôl Chnam Thmây, lễ Sen Đônta và Tết Nguyên đán…
Tóm lại, trong những năm vừa qua, việc thực hiện chính sách dân tộc luôn được cả hệ thống chính trị của thành phố Cần Thơ quan tâm, việc triển khai tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, công chức trong hệ thống chínhtrị các cấp và đồng bào dân tộc khá tốt; việc tổ chức thực hiện các chương trình, dự án cho đồng bào dân tộc thiểu số đã giúp đồng bào từng bước nâng cao đời sống; thành phố tạo điều kiện thực hiện công tác bảo tồn, duy trì, phát huy truyền thống bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số như đua ghe ngo, hát dù kê, múa lâm thôl, nhạc ngũ âm… của dân tộc Khmer; hát tiều, múa lân, sư, rồng… của người Hoa; các dịp lễ, Tết nguyên đán, tết Chôl Chnam Thmây, lễ Sen Đônta và các lễ, hội khác được quan tâm giúp đỡ đã tạo thêm sự gắn bó, đồng thuận ngày càng tốt hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo ngày càng giảm xuống.
Hơn nữa, tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thành phố, quận, huyện được sắp xếp tương đối ổn định, đã tham mưu giúp Cấp ủy, Ủy ban nhân dân cùng cấp lãnh đạo, quản lý Nhà nước thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc đạt chất lượng và hiệu quả ngày càng tốt hơn, cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ đó đã giúp đồng bào có thêm điều kiện để cải thiện cuộc sống; ý thức, tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực tự cải thiện đời sống của đồng bào được nâng lên./.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: