Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
Sau khi đánh chiếm được toàn bộ Nam Kỳ (1867), thực dân Pháp tấn công ra Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Chúng áp dụng chính sách “tăm ắn lá dâu”, lấn dần đất, chiếm dần quyền và thiết lập bộ máy cai trị như sau:
Ban đầu chúng đặt chức Đại biện, hay còn gọi là chức ngoại giao đặc phái viên Pháp tại Huế có cấp bấc ngang với Thượng thư. Được đóng tại kinh đô Huế để giữ mối hoà hiếu lâu dài giữa hai nước. Đại biện trực thuộc Thống đốc Nam Kỳ.
Ngày 31.5.1883, chính phủ Pháp cho đặt chức Tổng uỷ viên nước cộng hoà Pháp tại Bắc Kỳ và cử Hácmăng giữ chức vụ đó. Tổng uỷ viên có nhiệm vụ nghiên cứu những việc có thể làm được, và làm những việc gì cần phải làm như: ngăn chặn không để cho các hoạt động quân sự đi chách hướng và vượt quá phạm vi đã trù liệu. Tổng uỷ viên là người đại diện cho chính phủ Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ là người chủ trì mọi công việc đối ngoại của Nam triều. Dưới Tổng uỷ viên là công sứ người Pháp đứng đầu mỗi tỉnh ở Bắc Kỳ và một viên Trú sứ ở Huế nó thay mặt cho chính phủ Pháp ở Trung Kỳ. Trú sứ không can thiệp vào công việc nội bộ của Nam triều, có quyền mật đàm với nhà Vua bất cứ lúc nào. Có thể giữ chức Quyền Tổng uỷ viên chính phủ Pháp tại Việt Nam. Từ hiệp ước 1884, chính quyền thực dân đã thiết lập ở ba cấp: Trung ương, Kỳ và cấp tỉnh.
Đứng đầu cấp trung ương là một viên Tổng Trú sứ chung cho cả địa bàn Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Đương thời lúc đó thường gọi viên Tổng trú sứ này là Toàn quyền lưỡng kỳ hay toàn quyền Trung-Bắc kỳ. chức Tổng trú sứ được thiết lập theo tinh thần hiệp ước năm 1884: Tổng trú sứ đóng ngay tại nội thành Huế và là người thay mặt cho chính phủ Pháp để chủ trì mọi việc đối ngoại của Nam triều. Tất cả quyền hành của viên Trú sứ Pháp ở Huế trước đây như trên vừa trình bày, đều chuyển sang tay Tổng Trú sứ tồn tại cho đến ngày 9.5.1889 thì bị bãi bỏ, theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp. Trong quá trình tồn tại, chế độ Tổng Trú sứ chia làm hai thời kỳ.
Thời kỳ thứ nhất, 6.1884 đến 4.1886. Thời kỳ này chức Tổng Trú sứ đều do các Võ quan nắm, và trực thuộc bộ chiến tranh được chính phủ Pháp cử giữ chức Quyền Tổng Trú sứ đầu tiên.
Thời kỳ thứ hai, kéo dài từ 4.1884 đến 5.1889, thời kỳ này, chức Tổng Trú sứ chuyển sang tay bọn Văn quan, và trức thuộc bộ ngoại giao Pháp được Tổng thống Pháp ký sắc lệnh ngay 27.1.1886, cử sang giữ chức Tổng Trú sứ ngạch Văn quan đầu tiên ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Bôn- Be chính thức nhận chức từ ngày 8.4.1886 đến 11.11.1886. Sau Bôn- Be là Pô-lanh-Vian quyền Tổng Trú sứ từ 12.11.1886 đến 28.1.1887. Điều đáng chú ý ở đây là trong số Tổng Trú sứ ngạch Văn quan này lại có cả mặt Lêna, giữ chức Tổng Trú sứ từ 23.6.1888 đến 5.1889,
Nhìn chung, dù là chế độ Võ quan, hay chế độ Văn quan viên Tổng Trú sứ cũng vẫn là kẻ thay mặt cho chính phủ Pháp để cai trị, điều khiển nền bảo hộ của chúng ở Trung- Bắc kỳ theo hiệp ước 6.6.1884. Nó nắm mọi quyền quân sự và dân sự chủ trì mọi quan hệ đối ngoại của Nam triều và mọi quan hệ giữa giới cầm quyền Pháp và Nam triều. Nó độc lập đối với Tổng đốc Nam Kỳ.
Cùng với việc cử Bôn- Be sang giữ chức Tổng Trú sứ Trung- Bắc Kỳ theo sắc lệnh ngày 27.1.1886, thực dân Pháp cũng cho thiết lập tại Bắc Kỳ riêng và Trung Kỳ riêng, mỗi nơi một viên chức cao cấp của người Pháp. Đứng đầu Bắc Kỳ là viên Thống sứ Bắc Kỳ. Đứng đầu Trung Kỳ là Khâm sứ Trung Kỳ. Thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ đều trực thuộc Tổng Trú sứ Trung- Bắc Kỳ, khi chức Tổng Trú sứ đương còn tồn tại, tức là đến 9.5.1889. Khâm sứ Trung Kỳ có nhiệm vụ phải quản lí và khống chế mọi hoạt động của triều đình Huế. Thống sứ Bắc Kỳ cũng có nhiệm vụ quản lí và khống chế mọi hoạt động của quan lai người Việt ở Bắc Kỳ. Bởi vậy, thực dân Pháp đã buộc Đồng Khánh phải ra một Đạo dụ ngày 3.6.1886, để thiết lập chức Kinh lược ở Bắc Kỳ. Theo đạo dụ này thì kinh lược có toàn quyền thay mặt triều đình Huế để cai quản Bắc Kỳ. Với việc thiết lập chức kinh lược, thực dân Pháp đã tách Bắc Kỳ ra khỏi sự kiểm soạt của triều đình Huế. Chúng chỉ cần nắm được kinh lược là sẻ nắm được Bắc Kỳ, là sẽ càng cô lập, khống chế được triều đình Huế. Chúng quy định: Mọi hoạt động của kinh lược Bắc Kỳ đều đặt dưới sự chỉ đạo và giám sát của thống sứ Bắc Kỳ. Viên kinh lược Bắc Kỳ đầu tiên là Nguyễn Hữu Độ, kẻ đã tích cực giúp Pháp đưa Đồng Khánh lên ngôi Vua. Chế độ kinh lược Bắc Kỳ tồn tại cho đến ngày 13.8.1897, với nghị định của toàn quyền Đông Dương Pôn Đu-Me chuẩn y Đạo dụ ngay 26.7.1897 của Vua Thành Thái về việc bãi bỏ chức kinh lược Bắc Kỳ và chuyển giao toàn bộ chức năng của kinh lược sứ vào tay Thống sứ Bắc Kỳ. viên kinh lược Bắc Kỳ cuối cùng là Hoàng Cao Khải, kẻ đã có công với thực dân Pháp trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, đã được gọi về Huế và cho giữ chức Phụ chánh đại thần.
c,Cấp tỉnh.
Đứng đầu tỉnh là viên Công sứ người Pháp. Ở các tỉnh Bắc Kỳ, chức Công sứ được thiết lập từ ngày 25.8.1883, điều 12,14, 16, 18 của bản Hiệp ước này quy định chức năng của viên Công sứ như sau: Về mặt hành chính, Công sứ Pháp chỉ kiểm soát các công việc cai trị của quan lại hàng tỉnh người việt chứ không trực tiếp cai trị; khi thấy viên quan người việt nào có thái độ chống đối lại người Pháp thì Công sứ có quyền đề nghị triều đình Huế cho thuyên chuyển viên quan đó đi nơi khác, và triều đình Huế không được từ chối nhưng đến Hiệp ước 6.6.1884 thì: Công sứ không chỉ có quyền đề nghị thuyên chuyển, mà còn có quyền buộc triều đình Huế phải cách chức viên quan đó. Về mặt tài chính, Công sứ phụ trách và kiểm soát việc thu thuế và sử dụng tiền thuế thu được. Về mặt tư Pháp, Công sứ chịu trách nhiệm xét xử các vụ dân sự, thương mại, tiểu hình sự, xảy ra giữa người Âu với người Âu, người Âu với người Việt hoặc người Châu Á, giữa người việt với người châu Á.
Đối với các tỉnh ở Trung Kỳ, chức Công sứ đầu tỉnh được thiết lập theo Quy ước ngày 30.7.1885. Chức năng của Công sứ đầu tỉnh ở Trung Kỳ trong thời điểm này không được xác định cụ thể như đối với Bắc Kỳ. Tuy nhiên, qua Hiệp ước 25.8.1883, ta thấy Công sứ là người nắm các vấn đề thuộc về thương chính và công chính trong tỉnh; còn các quan lại người Việt ở cấp tỉnh vẫn được tiếp tục “cai trị như trước không phải chịu một sự kiểm soát nào của nước Pháp”
Ngày 8.2.1886, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh cho phép các viên Công sứ ở các tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ được thi hành chức năng của lãnh sự nữa.
Từ khi thiết lập tổ chức Thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ thì các viên Công sứ các tỉnh Bắc Kỳ đều trực thuộc tên Thống sứ Bắc Kỳ còn Công sứ các tỉnh Trung Kỳ đều trực thuộc Khâm sứ Trung Kỳ. Trước đó chúng trực thuộc viên Tổng Trú sứ Trung- Bắc Kỳ. Riêng đối với Bắc Kỳ, trước khi có chế độ Tổng Trú sứ Trung- Bắc Kỳ các viên Công sứ đầu tỉnh đều trực thuộc viên Tổng uỷ viên của nước cộng hoà Pháp đặt tại Bắc Kỳ.
Ngày 3.2.1886, Tổng thống Pháp cho phép viên Tổng Trú sứ Trung- Bắc Kỳ tổ chức bộ máy cai trị đầu não của chúng ở cấp kỳ và các cấp tỉnh. Đó là phủ thông sứ Bắc Kỳ, Toà Khâm sứ Trung Kỳ và cả toà Công sứ các tỉnh.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: