Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
1. Các tác phẩm tiêu biểu.
1.1. Việt Nam vong quốc sử.
Trong tập tự truyện Phan Bội Châu niên biểu việt năm 1929, tác giả cho biết, sau khi xuất dương qua Nhật (1905) đã tìm gặp Lương Khải Siêu. Trong cuộc bút đàm đó ông đã được Lương góp ý: phải viết nhiều tác phẩm để mô tả thực trạng cuộc sống của nhân dân dưới ách bóc lột của thực dân Pháp; để cho dư luận thế giới biết; Trở về nước giác ngộ lôi kéo thanh niên xuất dương học hỏi nước ngoài mở mang dân trí. Nghe Lương Khải Siêu nói Phan Bội Châu như được mở mang đầu óc và bắt đầu viết Việt Nam vong quốc sư và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến Phan Bôị Châu viết nhiều tác phẩm tuyên truyền liên quan đến lịch sử dân tộc.
Trong tác phẩm này, Phan Bội Châu trước hết lí giải nguyên nhân và quá trình mất nước. Theo ông, nguyên nhân thứ nhất là do lòng tham của thực dân Pháp. Và nguyên nhân thứ hai là đất nước lúc bấy giờ không biết chăm lo tu chỉnh về quân chính, mở mang dân quyền. Vua tôi trên dưới không biết học hỏi Tây dương. Sau đó ông miêu tả quá trình kháng chiến của nhân dân ta và quá trình xâm lược từng bước của thực dân Pháp.
Phần thứ hai “Tiểu truyện các chí sĩ lúc mất nước”. Ông tập trung mô tả quê quán, quá trình hoạt động của các chí sĩ như: nguyễn Bích, Vũ Huy Lợi, Đỗ Huy Lợi, Tống Duy Tân, Phan Đình Phùng…
Phần thứ ba ông nêu thực trạng người Pháp làm ngu hèn, tối tăm người nước Việt Nam. Trong phần này bằng những dẩn chứng cụ thể được chọn lọc Phan Bội Châu đã nêu lên được thực trạng cuộc sống của người dân An Nam trước các thủ đoạn bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp. Ông nêu lên cụ thể mười chín thứ thuế vô lý mà thực dân Pháp đặt ra.
Phần thứ tư tương lai của Việt Nam, ông viết “tôi nghe đến đoạn này nói mà ngột ngạt, ngẹn nói không thành tiếng, nhưng rồi nóng mặt cau mày quay lại nói với vị nam tử kia rằng: quả thật, quả thật nước Việt Nam sẽ mất hẳn ư?”. Thế nhưng ông cho rằng người Việt Nam lại có tinh thần dũng cảm mưu trí do vậy đem tinh thân đó mà đọ với thể xác, càng rèn luyện càng bền, càng đổ nát càng mạnh, lúc đầu không thể thắng lúc sau tất thắng. Cung trong tác phẩm này ông nêu ra các lực lượng trong đó đáng chú ý la đồng bào theo đạo thiên chúa giáo, tầng lớp mà ngày xưa nhà Nguyễn xem là kẻ thù. Nhưng cũng đáng tiếc trong nhiều hạng người ông nêu ra không có tầng lớp đông đảo nhất lúc bấy giờ.
Việt Nam vong quốc sửlà tác phẩm sử học, nó tuy không biểu hiện trực tiếp tư tưởng của Phan Bội Châu về sử học. Nhưng qua tác phẩm chúng ta cũng có thể rút ra được nhiều vấn đề lí luận sử học và đặc biệt tác phẩm đã ghi lại một thời kì cách mạng sôi nổi của dân tộc-là kho tư liệu quý báu.
1.2. Việt Nam quốc sử khảo.
Năm 1906, sau khi về nước lần thứ hai, trơ lại Nhật Bản, trong nhận thức của Phan Bội Châu đã có sự thay đổi khác trước. Nếu như trước đó, Cụ chỉ chú trọng vào việc cầu viện Nhật để về đánh Pháp, thì nay mục đích cầu viện không đạt được, Cụ đã lo chuyển hướng, vừa phải chăm lo Duy tân hội vừa phải gấp gáp chọn thanh nhiên du học. trong tự truyện của mình ông viết “chỉ một vấn đề đó (vấn đề xin viện trợ khí giới gữi về nước), khiến tôi hao tổn biết bao nhiêu tâm huyết, mà gây ra lắm nổi thất bại thê thảm, thật là khổ não cho tôi!”. Bởi vậy một mặt ông tuyển chọn thanh niên, một mặt ông mở mang tư tưởng ái quốc cho toàn quốc dân, nên ông viết Việt Nam quốc sử khảo.
Tác phẩm gồm 10 chương.
Chương 1. Tổ quốc chúng ta
Chương 2. Nhân chủng và nhân khẩu nước ta
Chương 3. địa lý sản vật nước ta
Chương 4. những thời đại biến chuyển mà nước ta đã trải qua
Chương 5. sự thịnh suy của dân quyền và dân trị nước ta
Chương 6. những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm mưu độc lập của nước ta thời trước
Chương 7. các bậc võ nhân, văn sĩ nước ta
Chương 8. sự gian khổ của nước ta khinh lý nơi biên giới qua các triều đại
Chương 9. sự chịu khuất phục về ngoại giao của các triều đại nước ta
Chương 10. đầu đuôi mối quan hệ nước ta và châu âu.
Nội dung chủ yếu của tác phẩm ông khái quát lại tiến trình lịch sử dân tộc từ trước tới nay. Với 10 chương, mỗi chương lại gồm nhiều tiết. Phan Bội Châu đã nêu lên đầy đủ các sự kiện quan trong trong lịch sử dân tộc ta. Tiếc răng trong khi trình bày các sự kiện quân sự ông chưa thấy được mối quan hệ với các vấn đề khác như kinh tế, văn hóa. Phan Bôi Châu viết Việt Nam vong quốc sử không phải vì mục đích khoa học mà vì mục đích khơi dậy lòng yêu nước. Nhưng, nó thực sự là một tác phẩm sử học lớn. Qua tác phấm cho thấy những nhận thức mới của ông về mục đích, phương pháp, đối tượng… của sử học. Đây thực sự là đóng góp lớn của Phan Bội Châu với nền sử học Việt Nam, như nhận xét của Tạ Ngọc Liễn: “Có thể nói, Việt Nam vong quốc sử của Phan Bội Châu mặc dù còn nhiều non yếu, song nó vẩn là một tác phẩm quan trọng, đánh dấu thành quả buổi đầu của sử học mới Việt Nam thời kỳ cận đại”
2. Nhận xét:
Thực sự Phan Bội Châu đến với sử học không phải với tư cách là tìm hiểu một khoa học, mà chủ yếu để tuyên truyền cổ vũ lòng yêu nước; thế nhưng, qua các tác phẩm ông đã có đóng góp lớn cho sự phát triển của sử học Việt Nam. Từ nền sử học truyền thống lấy những hoạt động của nhà Vua làm đối tượng cho sử học, phương pháp chủ yếu sử biên niên… thì đến Phan Bội Châu nhiều quan niệm sử học đã hoàn toàn khác.
2.1. Mục đích viết sử :
Phan Bội Châu là nhà chí sĩ cách mạng có trái tim yêu nước nồng nàn, sẵn sàng xã thân vì cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Với ông sử học, văn học là phương tiện quan trong góp phần vào công cuộc đấu tranh cách mạng. Vì muốn sử học phải là một công cụ sắc bén hơn nữa trong công tác tuyên truyền, cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân nên ông chủ trương cải tạo nền sử học truyền thống đã lỗi thời, hướng tới một nền sử học mới, phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Hai tác phẩm Việt Nam vong quốc sử và Việt Nam quốc sử khảo mà chúng ta vừa tìm hiểu chứng minh rõ mục đích viết sử của Phan Bội Châu là lấy sử học để thức tĩnh tinh thần ái quốc toàn dân. Trong Việt Nam vong quốc sử ông đã lí giải rõ nguyên nhân mất nước, vạch trần bộ mặt thật của thực dân Pháp ở Việt Nam để khơi dậy lòng căm thù giặc trong nhân dân, đồng thới ông cũng dự đoán tương lai của việt Nam nếu chúng ta biết đoàn kết đấu tranh, để cổ vũ động viên quốc dân tự tin chống giặc. Còn trong Việt Nam quốc sử khảo ông tóm tăt, nêu lên những chiến công lớn, những anh hùng xã thân vì đất nước để làm gương cho đồng bào ta noi theo. Như vậy nếu như trước đây sử học truyền thống chép sử chủ yếu để ghi lại hoạt động của vua “làm gương cho thế hệ sau” thì đến Phan Bội Châu ông đã xác định rõ ràng hơn mục đích là để cổ vũ tuyên truyền lòng yếu nước phục vụ cho cuộc đấu tranh chống lại ngoại xâm.
2.2. Đối tượng sử học.
Sử học truyền thống xem những hoạt động, phong tục, lễ nghi liên quan đến nhà Vua và gia đình hoàng tộc làm đối tượng chép sử- người ta gọi đó là “sử nhà”. Qua các tác phẩm của Phan Bội Châu chúng ta thấy đối tượng của sử học đã được mở rộng, đó là tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội liên quan đến đời sống của nhân dân, đến tiến trình lịch sử dân tộc. “khi viết Việt Nam quốc sử khảo” (khảo cứu lịch sử Việt Nam), Phan Bội Châu xác định rõ mục đích và quan niệm: sử là sử một nước, không phải sử của một nhà. Nội dung lịch sử rất phong phú, chứ không giới hạn chật hẹp ở lịch sử một nhà, một dòng họ, lịch sử các hành vi của ông vua”. Ông hoàn toàn thoát khỏi cách nhìn lịch sử dân tộc như là sự tiếp nối của những vương triều, sự tiếp nối của những năm tháng trong đó hành vi, ngôn từ của Vua chúa cũng như điềm lành, điềm dữ của trời đất là đối tượng chủ yếu được lược thuật. Những truyền thuyết, dã sử cũng như vận nước, mệnh trời không phải là những cứ liệu để ông giải thích lịch sử.
2.3. Phương pháp chép sử:
Sử học truyền thống chủ yếu chép theo phương pháp biên niên. Với Phan Bội Châu cấu tạo nội dung trong Việt Nam quốc sử khảo bao gồm 10 chương, mỗi chương lại chia thành nhiều tiết, điều đó khách hẳn cấu tạo của một bộ sử truyền thống. Phan Bội Châu viết quốc sử nhưng tác giả không chia lịch sử thành các triều đại, theo từng đời vua, mà chia lịch sử Việt Nam thành những mốc biến chuyển chính trị đặt trong mối quan hệ với ngoại bang bằng các khái niệm mới, như thời đại có chủ quyền hoàn toàn, thời đại có chủ quền một nửa… Đồng thời ông lại chia lịch sử theo tiến hóa văn minh: động vật; động vật dã man; dã man;dã man đến khai hóa; khai hóa; tự khai hóa xu hướng lên văn minh… Những khái niệm này là những khái niệm sử học du nhập từ phương tây. Phan Bội Châu cũng là người đầu tiên đưa ra các khái niệm nhân chủng, nhân khẩu, dân quyền, dân trí…vào quốc sử Việt Nam theo quan niệm phương tây. Quốc sử cũng được xét theo quan niệm vận động và phát triển với những con người làm nên lích sử của mình, những con người thành công, những con người thất bại. Bu-đa-ren đã nhận xét “mặc dù còn nhưỡng thiếu sót không thể tránh khỏi, Việt Nam quốc sử khảo là tác phẩm nghiên cứu đầu tiên đã thoát khỏi cách biên niên theo vương triều và lối uyên bác ôm đồm để phân tích những nhân tố chính trị, khinh tế và xã hội đã làm nên sự hưng thịnh và suy vong của Việt Nam…”. Bên cạnh đó Phan Bội Châu cũng là người đặc biệt quan tâm đến công tác sử liệu. Ông không bao giờ dũng dã sử để giải thích lịch sử. Ông viết lịch sử dân tộc bằng nhiều nguồn tư liệu khác nhau, mỗi tư liệu ông đều chú thích nguồn gốc xuất xứ, nếu không rõ hoặc còn nghi ngờ thì ông viết “còn đợi xét”.
Mặc dù Phan Bội Châu không từ nhận thức khoa học để đề xuất nền sử học mới, mà chủ yếu cụ xuất phát từ yêu cầu của thực tiển cách mạng lúc đó đòi hỏi phải đổi mới sử học truyền thống, sử dụng sử học vào mục đích phục vụ đấu tranh cách mạng. Nhờ những năm tháng buôn ba ở Nhật Bản, Trung Quốc, và tại đây có dịp tiếp xúc với sách vở phương Tây, tiếp xúc với cách nhà cách mạng theo tư tưởng phương Tây. Phan Bội Châu đã tiếp thu được những quan niệm sử học mới mẻ. Như đã đề cập ở trên, khi viết Việt Nam vong quốc sử, cụ Phan đã nêu lên một số vấn đề mang tính chất lý luận sử học, mang âm hưởng mới mẻ của thời đại và những khái niệm “thời đại dã man”, “thời đại khai hóa”. “dân quyền”, “dân số”….
Phan Bội Châu dù sao cung là người sinh trưởng trong môi trường nho gia, học tập theo lối củ, cũng lều chõng đi thi. Những tư tưởng chính trị, học thuật phương Tây thế kỷ XIX mà Phan Bội Châu ấp ủ cũng chỉ được tiếp nhận gián tiếp qua tân thư, tân văn và các nhà hoạt động Trung Quốc. Những nhận thức mang tính chất lý luận về sử học của Phan Bội Châu là bước đột phá đối với nền học thuật vốn bảo thủ, trì trệ của nước ta. Tuy vậy, cũng phải thừa nhận răng trong tư tưởng về sử học của Phan Bội Châu cung con có nhiều hạn chế. Đặc biệt là ông chưa trình bày đầy đủ các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa để thấy được mối liên hệ tác động giữa chiến tranh và các yếu tố trên…
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: