Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
Trường Đại học Duy Tân
Khoa Lý luận chính trị
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 2
KHOÁ X 22 ĐNG (HỆ ĐÀO TẠO TỪ XA- NĂM HỌC 2016 -2017)
A. Mục đích
Giúp cho sinh viên nắm được nội dung cơ bản của môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin2, làm cơ sở để thi kết thúc học phần và vận dụng có hiệu quả các kiến thức vào học các môn chuyên ngành.
B. Yêu cầu
- Đề cương ôn tập có 2 chương dùng cho sinh viên ôn tập và là cơ sở cho giảng viên phụ đạo hướng dẫn ôn tập cho sinh viên.
- Sinh viên phải đi nghe giảng đầy đủ nội dung hướng dẫn ôn tập của giảng viên, đồng thời chủ động ôn tập theo những nội dung trong đề cương ôn tập.
- Thời gian hướng dẫn ôn tập là 8 giờ
C. Nội dung:
Chương IV: Học thuyết giá trị
Chương VII: Những vấn đề chính trị xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng XHCN
PHẦN 1: NỘI DUNG ÔN TẬP CHI TIẾT
Chương IV: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
1. Điều kiện ra đời và ưu thế và hạn chế sản xuất hàng hóa
1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
vKhái niệm sản xuất hàng hoá
- Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế, trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm để trao dổi hoặc bán trên thị trường.
- Sản xuất tự cung tự cấp: là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm tạo ra nhằm để thoã mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.
Khác nhau giữa kinh tế hàng hoá và sản xuất tự cấp tự túc
Khác nhau |
Kinh tế Hàng hoá |
Kinh tế tự cung tự cấp |
- Mục đích sản xuất |
Trao đổi, mua bán |
Tiêu dùng bản thân người sản xuất |
- Phương thức sản xuất |
hiện đại |
thủ công lạc hậu |
- Quy mô sản xuất |
lớn |
nhỏ |
a. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá.
- Phân công lao động xã hội:
+ Là sự phân chia lao động xã hội ra các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất khác nhau tạo nên sự chuyên môn hoá lao động và theo đó là chuyên môn hoá sản xuất thành những ngành nghề khác nhau.
+ Do sự phân công lao động mà mỗi người tạo ra những hàng hoá khác nhau trong khi nhu cầu xã hội cần nhiều thứ nên tất yếu dẫn đến trao đổi, mua bán hàng hoá để thoã mãn nhu cầu.
- Sự tách biệt tương đối về mặc kinh tế giữa những người sản xuất do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định.
b. Ưu thế của sản xuất hàng hóa so với sản xuất tự cung tự cấp
- Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, chuyên môn hóa, hợp lý hóa sản xuất, phát hy lợi thế so sánh giữa các vùng miền, tăng năng suất lao động,mở rộng giao lưu knh tế- văn hóa trong nước và quốc tế
- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tiết kiệm lao động sống, lao đọng quá khứ, hàng hóa càng phong phú đa dạng…
- Tạo sự thích ứng tự phát giữa cung và cầu
c. Hạn chế của sản xuất hàng hóa
- Phân hóa giàu nghèo
- Cạnh tranh không lành mạnh, tiêu cực tệ nạn xã hội…
- Làm tiền bất chính, suy thoái đạo đức…
2. Hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá.
a. Khái niệm hàng hoá.
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoã mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
b. Hai thuộc tính của hàng hoá.
hGiá trị sử dụng.
-Là công dụng của vật phẩm đó có thể thoã mãn nhu cầu nào đó của con người.
Ví dụ: thoã mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng
- Giá trị sử dụng do những thuộc tính tự nhiên của vật phẩm quy định, không lệ thuộc vào chế độ xã hội. Khi xã hội càng phát triển thì xã hội càng tìm ra càng nhiều giá trị sử dụng cho cùng một vật phẩm. ( than đá dùng đun nấu, nhưng khi xã hội phát triển than đá còn dùng trong công nghiệp hoá chất)
- Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.
- Trong nền kinh tế hàng hoá giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi.
- Đối với hàng hoá dịch vụ thì giá trị sử dụng của nó có đặc điểm là không có hình thái vật thể quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời do đó nó không tích luỹ hay dự trữ.
hGiá trị hàng hoá.
Muốn hiểu được giá trị là gì cần phân tích giá trị trao đổi.
Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác.
Ví dụ:1 Cái rừu = 20 kg gạo
Hàng hoá gạo và rừu khác nhau nhưng có thể trao đổi với nhau được vì giữa chúng có một cơ sở chung- rừu và gạo đều là sản phẩm của lao động. Trong quá trình sản xuất hàng hoá người lao động phải tiêu phí sức lao động của mình. Người thợ rèn mất 5giờ lao động để sản xuất ra rừu và người nông dân mất 5giờ lao động để sản xuất ra gạo. Vì vậy, thực chất của sự trao đổi là trao đổi lao động đã hao phí.
Vậy giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.
Đặc điểm:
- Giá trị của hàng hoá biểu hiện mối quan hệ xã hội của những người sản xuất hang hoá. Vì thế giá trị hàng hoá là một phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hoá.
- Giá trị là nội dung của hàng hoá còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bề ngoài của giá trị. Cái bề ngoài có thể thay đổi còn bên trong không thể thay đổi.
c. Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng.
- Giá trị và giá trị sử dụng thống nhất trong một hàng hoá, nhưng nó lại phản ánh mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong xã hội. Người sản xuất quan tâm đến giá trị, người tiêu dùng quan tâm đến giá trị sử dụng.
- Giá trị và giá trị sử dụng là hai thuộc tính của hàng hoá được tạo ra trong sản xuất, nhưng khi thực hiện thì khác nhau về không gian và thời gian.
+ Giá trị được tạo ra trong sản xuất nhưng thực hiện trên thị trường.
+ Giá trị sử dụng được tạo ra trong sản xuất nhưng thực hiện trong tiêu dùng.
3. Các quy luật kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa
a. Quy luật giá trị
òVị trí: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
òNội dung của quy luật: việc sản xuất và lưu thông hàng hoá phải thực hiện hao phí lao động xã hội cần thiết . Người sản xuất và trao đổi phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường.
+ Đối với người sản xuất: hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hoá phải nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.
+ Đối với lưu thông: Quy luật giá trị đòi hỏi việc trao đổi hàng hoá cũng dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết theo nguyên tắt ngang giá.
Cơ chế tác động của quy luật giá trị là thông qua sự vận động của giá cả trên thị trường, giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị. Cơ chế này phát sinh tác dụng trên thị trường thông qua cạnh tranh và sức mua của đồng tiền.
òTác dụng của quy luật giá trị.
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Thông qua sự vận động của giá cả trên thị trường. Quy luật giá trị có tác dụng phân bố lại tư liệu sản xuất và sức lao động giữa các ngành theo xu hướng phù hợp với nhu cầu của xã hội.
+ Đối với những ngành có cung lớn hơn cầu thì giá cả giảm do đó những người sản xuất sẽ giảm mức sản xuất.
+ Đối với những ngành có lượng cung nhỏ hơn cầu thì giá cả tăng nên người sản xuất tăng mức sản xuất.
- Đối với lưu thông, quy luật giá trị có tác dụng điều tiết lượng hàng hoá vận động từ nơi có giá cả thấp sang nơi có giá cả cao, từ nơi có cung lớn hơn cầu sang nơi có cung nhỏ hơn cầu.
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động.
- Trong kinh tế hàng hoá, người sản xuất nào có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội thì càng có lợi. Muốn vậy họ phải tăng năng xuất lao động trên cơ sở áp dụng kỹ thuật mới và hợp lý hoá sản xuất.
- Dưới sự tác động của cạnh tranh cũng thúc đẩy người sản xuất phải quan tâm đến cải tiến kỹ thuật và kết quả chung là nó thúc đẩy LLSX phát triển.
Thứ ba, thực hiện lựa chọn tự nhiên và phân hoá giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá .
b. Quy luật lưu thông tiền tệ
- Quy luật lưu thông tiền tệ phản ánh mối quan hệ giữa hàng và tiền
- Về chất: Lưu thông tiền tệ là phản ánh lưu thông hàng hóa, do lưu thông hàng hóa quyết định. Hàng và tiền phải cân đối với nhau
H> T kinh tế sẽ suy thoái
H< T kinh tế sẽ lạm phát
- Về lượng:
+ Khối lượng tiền làm chức năng phương tiện lưu thông được tính bằng công thức:
PxQ M: Khối lượng tiền cần thiết.
M = ........... P: mức giá
V V: Số vòng luôn chuyển trung bình của 1 đơn vị tiền tệ
+ Khi tiền thực hiệnc hức năng phương tiện thanh toán thì
1- ( 2+3) + 4 M: Số lượng tiền cần cho lưu thông
M = ................................ 1: Tổng giá trị hàng hoá dịch vụ lưu thông
5 2: Tổng giá cả hàng hoá bán chịu
3: Tổng giá cả hàng hoá khấu trừ.
4: Tổng giá cả hàng hoá đến kỳ thanh toán
5: số vòng luôn chuyển trung bình của 1 đơn vị tiền tệ
-----------------------------------------------
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: