Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
THỰC CHẤT CỦA ĐỔI MỚI DẠY HỌC CÁC MỘN LÝ LUẬN, CHÍNH
TRỊ LÀ NHẰM MỤC TIÊU “HẤP DẪN, HIỆU QUẢ, THIẾT THỰC”
.
Thạc sỹ Trần Hồng Phong
Trưởng khoa lý luận chính trị- Đại học Duy Tân
Trước yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện của Trường Đại học Duy Tân nói chung và đổi mới nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị nói riêng, cán bộ giảng viên của khoa Lý Luận chính trị luôn luôn trăn trở, suy tư để trả lời câu hỏi ngắn gọn, giản đơn nhưng bao trùm mục tiêu, nhiệm vụ của khoa là dạy học lý luận chính trị như thế nào cho “hấp dẫn, hiệu quả và thiết thực”.
Chúng ta đều biết rằng dạy học lý luận chính trị hiện nay, bên cạnh những thuận lợi cơ ban như: Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý chặt chẽ của các cấp của Đảng và nhà nước; Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới; Truyền thống hiếu học và cách mạng của thế hệ trẻ; Cơ sở vật chất phục vụ dạy học ngày càng khang trang, hiện đại. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên việc dạy học lý luận chính trị cũng có những khó khăn khách quan và chủ quan: Sau sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực Liên Xô- Đông Âu tác động không nhỏ tới nhận thức, tình cảm và niềm tin về lý tưởng XHCN-CSCN của cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ, học sinh sinh viên, làm cho việc dạy học lý luận chính trị có khoảng cách rất xa giữa lý luận và thực tiễn; Thực trạng kinh tế- xã hội ở nước ta hiện nay cũng tác động tới người học cả mặt tích cực và tiêu cực cụ thể như sau:
-Tình trạng suy giảm kinh tế, học xong có bộ phận khó xin việc làm, hoặc có việc làm nhưng trái ngành nghề, thu nhập thấp.
-Tham nhũng và tệ nạn xã hội phát triển, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, thanh niên, học sinh, sinh viên.
-Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
-Bản thân các môn lý luận chính trị có nhiều khái niệm trừu tượng mà sinh viên khó hiểu, khó nhớ và khó vận dụng, nếu quá trình giảng dạy lại không mạnh dạn đổi mới , rơi vào sách vở, giáo điều, xa rời thực tiễn thì sinh viên chán học là điều dễ hiểu. Mặt khác nếu động cơ, thái độ học tập của sịnh viên lệch lạc, đi học không chuyên cần. Đến lớp không chú ý nghe giảng, phân tán, tản mạn làm việc riêng. Về nhà lười đọc sách, lười suy nghĩ, khi thi quay cóp, sử dụng tài liệu. Học xong không biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Thực trạng này phản ánh quá trình đào tạo là quá trình sang lọc, quá trình đào thải. Để khắc phục tình trạng này phải vừa nâng cao chất lượng đào tạo vừa phải nâng cao chất lượng tuyển sinh, nâng cao chất lượng đầu vào.
Việc đổi mới dạy học lý luận chính trị là một quá trình gắn liền với sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước của Đảng và nhân dân ta. Thông qua các kỳ đại hội đảng, các bài học kinh nghiệm, các tổng kết lý luận, đảng ta đã tổng kết thực tiến để rút ra những vấn đề lý luận mới và chỉ đạo quá trình đổi mới dạy học lý luận chính trị: Đổi mới giáo trình; Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; Hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ dạy học; Đổi mới cách dạy, cách học, đổi mới cách thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập rèn luyện của sinh viên. Nghị quyết 29 của hội nghị Trung ương VIII đã chỉ rõ sự cần thiết phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.Ban Bí thư vừa ban hành Kết luận số 94-KL/TW (ngày 28-3-2014) về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bộ giáo dục và đào tạo đã có kế hoạch năm 2015 sẽ ban hành giáo trình mới về các môn lý luận chính trị nhằm thực hiện nghị quyết trung ương 8 và kết luận 94 của Ban bí thư.
Tinh thần thực chất của việc đổi mới dạy học lý luận chính trị là làm cho quá trình dạy học thật sự hấp dẫn; hiệu quả và thiết thực.
Để hấp dẫn và đánh thức hứng thú của sinh viên yêu cầu giảng viên phải vừa nắm vững nội dung lý luận, vừa am hiểu thực tiễn, biết kết hợp lý luận với thực tiễn, không máy móc, giáo điều, khô cứng. Sử dụng các phương pháp giảng dạy phải sinh động, mềm dẻo, phong phú và phù hợp với sinh viên; tạo được hứng thú và truyền cảm hứng và trách nhiệm cho người học, làm cho sinh viên không chỉ thích thú nghe thầy cô giảng bài mà thích thú nghiên cứu tìm tòi môn học theo hướng dẫn của giảng viên. Sự thuyết trình của giảng viênchỉ có tính chất hấp dẫn và sáng tạo khi những kiến thức thu thấp được của nhân loại biến thành trí tuệ, tình cảm, niếm tin của mình và nghệ thuật truyền cảm những nguyên lý, lý luận, những số liệu thống kê, những ví dụ minh họa vốn khô cứng do thời gian và không gian trở nên sinh động “nhảy nhót” trên bục giảng, thuyết phục người nghe cả về nhận thức, tình cảm và niềm tin. Nghệ thuật đó giúp người thầy thoát ly giáo án, chủ động cả trong phong cách, trong xử lý ngôn ngữ, cường độ, tốc độ âm thanh.M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp sinh viên học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Thực chất của việc dạy học là truyền cảm hứng và đánh thức khả năng tự học của sinh viên. nếu người dạy mà chưa truyền được cảm hứng cho người học,
chưa làm cho người học thấy cái hay, cái thú vị, giá trị chân thực mà tri thức đem lại thì giờ dạy vẫn không có hiệu quả. Người học chỉ tự giác, tích cực học tập khi họ thấy hứng thú. Hứng thú không có tính tự thân, không phải là thiên bẩm. Hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi. Hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của giảng viên. Chính giảng viên là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho sinh viên.Trong thời đại bùng nổ thông tin, đối với sinh viên họ có nhiều người thầy để học, ngoài thầy đứng lớp ra thì còn hàng trăm người thầy khác như thầy ti vi, thầy Google, thầy báo chí, thầy thực tiễn ngoài đời. Điều này đòi hỏi người thầy cần có sự đầu tư cho những đơn vị tri thức để tìm ra cái hay, cái đẹp, cái sâu sắc nhất chuyển tải đến sinh viên. Làm sao để mỗi tiết học, mỗi bài học, mỗi môn học sinh viên cảm nhận được niềm vui, thấy được những điều mới lạ, thấy lớn thêm một chút về nhận thức, ý thức. Còn người thầy luôn luôn có ý thức cao độ về mỗi lời mình giảng, lúc dạy xong cũng thấy mình lớn thêm một chút, hạnh phúc thêm một chút. Sự hấp dẫn trong giảng dạy của thầy cô giáo được tạo nên bởi mục tiêu, nội dung, phương pháp, bởi phẩm chất, năng lực và trải nghiệm thực tiễn của người thầy. Chúng ta đều biết rằng giữa lý luận và thực tiễn hiện nay có khoảng cách rất xa, tâm trạng người học diễn biến phức tạp, để tạo nên sự hấp dẫn trong giảng dạy lý luận chính trị không phải là điều dễ dàng, nhưng đây là mục tiêu có thể thực hiện được. Chúng tôi đã từng thao giảng và dự giờ đồng nghiệp, có những giờ giảng của đồng nghiệp thực sự hấp dẫn. Chúng tôi cũng đã có giảng viên tham gia các cuộc thi giảng dạy lý luận chính trị và đạt các giải cao. Được các hội đồng giám khảo nhận xét là có phương pháp trình bày hấp dẫn cuốn hút người nghe. Nhưng không phải tất cả các bài hoc, tất cả các môn hoc, tất cả các giảng viên trong khoa đều đã giảng dạy hấp dẫn hết cả. Ai cũng còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tính hiệu quả và thiết thực trong dạy học lý luận chính trị được đánh giá bằng sự chuyển biến về nhận thức, tình cảm, tư tưởng, nhân cách và năng lực tư duy của người học. Sau mỗi khái niệm, nguyên lý ,quy luật được giảng viên thuyết trình, chúng ta phải hỏi sinh viên có hiểu không, có nhớ không và có vận dụng được không. Nếu người học thông minh và ham học, họ sẽ học một biết mười, ngược lại học đối phó, học qua môn, học mười chưa hẳn đã đọng lại được một. Muốn dạy học có hiệu quả thiết thực chúng ta phải gắn lý luận với thực tiễn của xã hội và người học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Người thầy không bao cấp kiến thức cho người học mà người thầy gợi mở để người học tự tìm lấy con đường tới chân lý, tự hoàn thiện mình trở thành người có tư duy độc lập sáng tạo.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: