Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
s
*
ĐẢNG BỘ ĐẠI HỌC DUY TÂN GẦN 20 NĂM
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (19/8/1996 – 19/8/2014)
Trần Hồng Phong
Trường Đại học Dân lập Duy Tân được thành lập theo quyết định số 666 – QĐ/TTg ngày 11/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ, đến tháng 1/1995 Trường chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 339-QĐ/GD&ĐT ngày 23/01/1995 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm đầu mới thành lập số lượng đảng viên công tác còn ít, đến tháng 7/1996 với số lượng đảng viên chuyển về công tác tại Trường đủ điều kiện để thành lập tổ chức cơ sở đảng nên Trường đề nghị Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng thành lập chi bộ cơ sở theo quy định của Điều lệ Đảng và quy định 66-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Ngày 19/8/1996 Đảng ủy Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng ra quyết định số 160/NQ-TV thành lập chi bộ cơ sở Trường Đại học Dân lập Duy Tân trực thuộc Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của số lượng đảng viên trong đội ngũ cán bộ - giảng viên, nhân viên và trong sinh viên có thành tích xuất sắc đang học tại trường, ngày 03/5/2002 Ban Thường vụ Đảng ủy Dân Chính Đảng ra quyết định số 21-NQ/TV chuyển Chi bộ cơ sở Trường Đại học Dân lập Duy Tân thành Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Dân Chính Đảng Thành phố Đà Nẵng.
Để phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện để phát triển vững chắc Đảng bộ nhà trường, ngày 19/4/2007, Ban Thường vụ Thành ủy ra quyết định số 1164-QĐ/TU chuyển Đảng bộ Trường Đại học Duy Tân từ trực thuộc Đảng bộ Dân Chính Đảng Thành phố Đà Nẵng về trực thuộc Đảng bộ Quận Hải Châu.
Qua gần 20 năm hoạt động, Đảng bộ đã trải qua 3 kỳ Đại hội Chi bộ và 03 kỳ Đại hội Đảng bộ
1. Đại hội chi bộ lần thứ nhất (nhiệm kỳ 1996 - 1998)được tổ chức ngày 18/11/1996. Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ chung của chi bộ là: “Chi bộlà hạt nhân chính trị,làm nòng cốttham gialãnh đạoxây dựngtrường thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đào tạo, xây dựng đội ngũ cơ hữu vững về chính trị, mạnh về chuyên môn - nghiệp vụ, phấn đấu xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh”.
2.Đại hội chi bộ lần thứ hai (nhiệm kỳ 1997 - 2000), được tổ chức vào ngày 31/8/1997. Đại hội xác định nhiệm vụ trọng tâm là: “Tập thể đoàn kết, xây dựng cơ sở vật chất đủ để sinh viên học tập và thực hành. Xây dưng chiến lược về đội ngũ, có chính sách đối với cán bộ - gảng viên cơ hữu. Chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 5 năm thành lập trường (11/1994 - 11/1999)”.
3. Đại hội chi bộ lần thứ ba(nhiệm kỳ 2000 - 2003), được tổ chức vào ngày 01/9/2000. Đại hội xác định mục tiêu: “Coi trọng việc xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh đi đôi với nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn và xây dựng Đảng”
4. Đại hội Đảng bộ lần thứ tư (nhiệm kỳ 2003 - 2005), được tổ chức ngày 24/5/2003. Đại hội xác định mục tiêu: “Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo,quản lý đào tạo có chất lượng, nâng cao uy tín của trường; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập trường (11/1994 – 11/2004)”.
5. Đại hội Đảng bộ lần thứ năm (nhiệm kỳ 2005 - 2008), được tổ chức ngày 26 /6/2005. Đại hội xác định phương hướng, mục tiêu của nhiệm kỳ V là: “Xây dựng Trường Đại học Duy Tân thành trường đa ngành, đa lĩnh vực, có các ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với xu thế phát triển kinh tế- xã hội, được xã hội chấp nhận; phấn đấu trở thành một đại học có uy tín, hội nhập với khu vực và thế giới; xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh”
Hội nghị giữa nhiệm kỳ 2005 – 2010 được tổ chức vào ngày 31/8/2008 để thực hiện việc kéo dài nhiệm kỳ của Đảng bộ lê 5 năm theo quy định của Điều lệ Đảng – khóa X. Hội nghị đã tiên hành kiểm điểm, đánh giá thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ V (2005 - 2008); bổ sung phương hướng nhiệm vụ đến năm 2010. Hội nghị xác định phương hướng, mục tiêu đến năm 2010 là: “Tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, góp phần đưa trường vững bước trong giai đoạn mới: Đổi mới - phát triển - hội nhập; tất cả vì chất lượng đào tạo; giảng dạy và học tập trên cơ sở nghiên cứu; tất cả vì quyền lợi học tập và việc làm của sinh viên gắn với đời sống vật chất, tinh thần của CB-GV-NV; xây dựng Văn hóa Duy Tân, tiến tới kỷ niệm 15 năm thành lập Trường ( 11/1994 - 11/2009)”.
6. Đại hội Đảng bộ bộ lần thứ sáu(nhiệm kỳ 2010 – 2015), đượctổ chức 02 ngày- ngày 05 và 06 /62010. Đại hội xác định mục tiêu xây dựng Đảng bộ trong nhiệm ký đến là: “Đoàn kết - Trí tuệ - Tiên phong - Đổi mới - Phát triển- Hội nhập;thường xuyên chú trọng việc xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh”.
Gần 20 năm xây dựng và phát triển Đảng bộ Trường Đại học Duy Tân đã từng bước khẳng định được là hạt nhân chính trị, lãnh đạo đảng viên và tuyên truyền, vận động các thành viên trong trường thực hiện tốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường và của sinh viên theo học tại Trường.
Gần 20 năm qua cấp ủy và toàn thể đảng viên của Đảng bộ đã không ngừng học tập, rèn luyện, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của người đảng viên, đẩy nhanh việc thực hiện dân chủ cơ sở để chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết trong nhà trường, cùng nhau chung sức chung lòng, ra sức thực hiện tốt nhiệm vụ của Trường là đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp tốt, thông thạo ngoại ngữ tin học cùng các kỹ năng giao tiếp xã hội, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước, phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước, thực hiện tốt phương châm và mục tiêu của Hội đồng Quản trị nhà trường: “Tất cả vì quyền lợi học tập và việc làm của sinh viên gắn với đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên”
Gần 20 năm qua đã có nhiều đã có nhiều đổi mới về cơ chế chính sách đặc biệt là những đổi mới trong ngành giáo dục đào tạo đặc biệt là giáo dục đại học. Cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Cơ sở Đảng trong trường học ngoài công lập chưa được rõ ràng và có nhiều thay đổi. Trong bối cảnh đó cấp ủy và toàn bộ đảng viên Đảng bộ Đại Học Duy Tân đã tích cực phát huy các mặt thuận lợi, ra sức khắc phục các khó khăn, tồn tại, phấn đấu thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của Đảng bộ theo quy định số 163-QĐ/TW ngày 15/4/2006 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) và đã đạt được những kết quả sau đây:
1. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụchính trị.
Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Đảng bộ có thuận lợi cơ bản là:
-Sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát kịp thời của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Cấp ủy và chính quyền, đoàn thể của Thành phố Đà nẵng, mà trực tiếp lãnh đạo là Quận ủy Hải châu.
- Thuận lợi thứ hai làmô hình của Đại học Duy Tân ổn định, phát triển từng bước bền vững. Gần 20 năm qua, hầu hết lợi nhuận của Trường đều được tái đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, chứ không phải được chia cho các nhà đầu tư vào Trường. Thực tế đã chứng minh điều đó khi trường làm thủ tục chuyển đổi từ trường dân lập sang trường tư thục với số liệu quyết toán năm 2010 ngoài số tiền nộp ngân sách nhà nước hơn 20 tỷ đồng qua các năm, nguồn vốn thuộc quỹ không chia từ số 0 ban đầu, nay đã chiếm hơn 20% tổng nguồn vốn của Trường và năm 2010 Trường được đoàn giám sát của Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội (khóa XII) đánh giá là Trường có cơ sở vật chất, kỹ thuật và thực hành tốt nhất trong hệ thống các trường ngoài công lập.
- Thuận lợi thứ ba là Đảng bộ và nhà trường có truyền thống đoàn kết nhất trí suốt gần 20năm hoạt động, Trường phát triển vững chắc, đúng hướng và đã trở thành 1 trong những đại học ngoài công lập uy tín của cả nước; là một đại học đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa bậc và đa hệ. Trường đã xác định mô hình đào tạo: “Đào tạo gắn liền với nghiêncứu trên nền Nhân văn – Hiện đại " và lấy thực hành gắn với doanh nghiệp làm trọng tâm trong suốt quá trình đào tạo và nghiên cứu của trường.
Tuy nhiên trong qua trình phát triển Đảng bộ và nhà trường cũng có những khó khăn khách qua và chủ quan như: cơ chế hoạt động của đại học ngoài công lập còn trong quá trình hoàn thiện, vị thế của Đại học ngoài công lập trong con mắt của người học, nhà tuyển dụng và tâm lý xã hội cũng cũng còn coi nhẹ; Suy giảm kinh tế, sinh viên tốt nghiệp ra trường có một bộ phận khó xin việc làm; Đội ngũ giảng viên tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng và kinh nghiệm chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; Tính chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý cũng còn những khó khăn bất cập.
Phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị gần 20 năm qua nổi lên các kết quả sau đây:
Một là: kết quả phát triển quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo, từ 500 chỉ tiêu tuyển sinh khoá 1, đến đầu 2014 trường Đại học Duy Tân đã có 20khoá tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, 2 khoá Cao Đẳng nghề, 4 khoá Từ xa, 10 khoá Trung cấp Chuyên nghiệp, 10 khoá tuyển sinh Cao học, và khoá đầu tiên tuyển sinh nghiên cứu sinh, toàn trường có 17 khoa, 21 trung tâm đào tạo-nghiên cứu ứng dụng.Qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, Trường đã tuyển sinh hơn 50.000 học viên, đến nay, Trường đã có 16 khóa tốt nghiệp, cung cấp cho thị trường lao động hơn 26.675 Thạc sĩ, Kỹ sư, Kiến trúc sư, Cử nhân và hơn 7000 học sinh tốt nghiệp Trung cấp Chuyên nghiệp. Đây là nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ, góp phần không nhỏ vào việc phát triển chất lượng nguồn lao động của nước ta.
Hai là:Đội ngũ cán bộ giảng viên của trường khi trường mới thành lập chỉ có 15 người, đến nay với chiến lược tăng tốc đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ, chính sách thu hút trọng dụng nhân tài, chính sách sàng lọc và nâng cao chất lượng, chính sách hợp tác Quốc tế, Trường đã có đội ngũ cơ hữu 830 người trong đó có 621 giảng viên, 209 cán bộ quản lý. Về trình độ chuyên môn của 621 giảng viên: có 4 Giáo sư, 20 Phó Giáo sư, 44 Tiến sĩ, 389 Thạc sĩ và 164 Cử nhân Đại học; hơn 10% giảng viên cơ hữu có trình độ từ Tiến sĩ trở lên. Trong 5 năm gần đây, Nhà trường chú trọng tăng cường đầu tư nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Trường đã cử 155lượt giảng viên ngành CNTT, Kinh tế, Kiến trúc và Xây dựng đi tập huấn về phương pháp giảng dạy 2 tháng tại các đại học Hoa kỳ đã hợp tác với trường;cử 47lượt giảng viên đi tập huấn về phương pháp giảng dạy và thiết kế phòng thực hành tại Singapore; và hàng chục giảng viên từ các đại học Hoa Kỳ, Singapore, Thụy Điển đến đại học Duy Tân đào tạo cho 130 lượt giảng viên của trường. Riêng trong 3 năm từ 1/10/2010 đến 6/2013,Tổng giá trị đầu tư cho đội ngũ của trường đi học là 48.234.977.118 đồng.
Ba là: Để tạo nên diện mạo của một trường đại học khang trang hiện đại không thể thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học và nghiên cứu khoa học, năm 1994 từ 15.000m2 đất trường thuê của địa phương đến nay Trường đã có 5 cơ sở với diện tích mặt bằng 358.214m2 tại TP Đà Nẵng, trong đó tổng diện tích sàn xây dựng là 58.214 m2 Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của trường được trang bị hiện đại đảm bảo nhu cầu đào tạo với: trên 2.000 máy vi tính được kết nối mạng để truy cập thông tin internet. 100% phòng học được trang bị máy chiếu đa phương tiện; hơn 80% số phòng học và thực hành trang bị máy điều hòa; 01 phòng ghi âm và thu hình, hơn 60 phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại; 03Thư viện đảm bảo để phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập. Trong 3 năm gần đây, Trường đã đầu tư thêm 50 tỷ đồng nhằm hoàn thiện hệ thống Data Center phục vụ công tác đào tạo theo học chế tín chỉ và đào tạo từ xa dưới dạng E-learning; xây dựng thêm hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho các ngành nghề đào tạo của Trường đạt tỷ lệ 100% phục vụ cho sinh viên có nơi để thực hành, theo mô hình đào tạo mà Trường đã đề ra.
Bốn là: Về hoạt động nghiên cứu khoa học, bằng những chế độ khích lệ thỏa đáng, nhiều cán bộ giảng viên và nhân viên tham gia thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, đến nay trường đã đạt được những kết quả cơ bản sau: Có 348 đề tài NCKH, trong đó: 2 đề tài cấp Bộ, 6 đề tài cấp tỉnh và 340 đề tài cấp Trường;Có 238 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành; trong đó có 26 bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế(có chỉ số ISI);- Có 62 tham luận tại Hội nghị khoa học; trong đó 19 tham luận báo cáo tại hội nghị quốc tế; Có 18 giáo trình xuất bản toàn quốc; Đạt 113 giải thưởng; trong đó có 7 giải quốc tế. Các công trình NCKH của sinh viên đã đạt được thành tích đáng khích lệ, tiêu biểu: Vô địch cup CDIO Thế giới năm 2013; Giải Ba và giải khuyến khích, xếp 3/100 đoàn dự thi Động đất tại Đài Loan năm 2013; Giải nhất làm phim ngắn về Biến đổi khí hậu, do Liên minh Châu Âu tổ chức; 2/8 đội Robocon mạnh nhất Việt Nam năm 2013; 18 đề tài SV nhận giải thưởng “SVNCKH” cấp Bộ; giải nhất Loa Thành; 20 Giải Olympic Toán học; 7 giải Olympic Tin học…Một con số còn khá khiêm tốn, nhưng nó thể hiện sự quyết tâm của HĐQT, BGH và sự nỗ lực của cả trường.
Năm là: Chất lượng đào tạo khồng ngừng được nâng cao
a.Cam kết chất lượng giáo dục
Nhà trường đã tiến hành xây dựng chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo của trường sau khi tiến hành cấu trúc lại toàn bộ chương trình đào tạo của trường theo học chế tín chỉ từ năm học 2007-2008. Đến nay, qua nhiều lần thảo luận từ cấp Bộ môn đến cấp Trường, trên cơ sở tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn, các doanh nghiệp; Trường Đại học Duy Tân đã ban hành chuẩn đầu ra đối với 21 ngành; trong đó: Thạc sĩ 2 ngành, Đại học 15 ngành và Cao đẳng 4 ngành; với 55 lượt chuyên ngành thuộc các Hệ và Bậc đào tạo trong trường theo quyết định số 1995A/QĐ-ĐHDT, ngày 9 tháng 12 năm 2009.
b. Công khai chất lượng giáo dục thực tế
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Trường rất quan tâm đến vấn đề việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Trường đã thành lập Trung tâm Xúc tiến Việc làm và Hỗ trợ sinh viên từ năm 1996 để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm việc làm và hỗ trợ các bạn sinh viên trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp. Hàng năm, Trung tâm tiến hành khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, nhằm đánh giá đúng đắn thực trạng của sinh viên và tính phù hợp của chương trình đào tạo so với nhu cầu thực tế. Kết quả khảo sát việc làm năm 2010 thể hiện qua bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Bảng tổng hợp tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp
TT |
Nội dung |
Khóa học/Năm TN |
Số SV nhập học |
Số SV TN |
Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 1 năm ra trường |
A |
Đại học chính quy |
|
|
|
87,30% |
1 |
Ngành Xây dựng Dân dụng |
2004-2009 |
115 |
49 |
90.24 % |
2 |
Ngành Xây dựng Cầu đường |
2004-2009 |
93 |
43 |
88.24 % |
3 |
Ngành Anh văn Biên dịch |
2005/2009 |
47 |
32 |
92.31 % |
4 |
Ngành QTDL Khách sạn |
2005/2009 |
35 |
25 |
94.74 % |
5 |
Ngành Ngân hàng |
2005/2009 |
124 |
90 |
86.89 % |
6 |
Ngành Tài chính DN |
2005/2009 |
61 |
54 |
83.87 % |
7 |
Ngành QTKD Marketing |
2005/2009 |
18 |
18 |
84.62 % |
8 |
Ngành QTKD Tổng hợp |
2005/2009 |
118 |
91 |
95.12 % |
9 |
Ngành Công nghệ phần mềm |
2005/2009 |
39 |
18 |
80.00 % |
10 |
Ngành Kỹ thuật mạng |
2005/2009 |
45 |
31 |
100.00 % |
11 |
Ngành Tin học viễn thông |
2005/2009 |
77 |
46 |
74.19 % |
12 |
Ngành Kế toán Doanh nghiệp |
2005/2009 |
188 |
155 |
82.61 % |
13 |
Ngành Kế toán Kiểm toán |
2005/2009 |
167 |
165 |
81.75 % |
B |
Cao đẳng chính quy |
|
|
|
73,76% |
1 |
Ngành Cao đẳng Xây dựng |
2006-2009 |
77 |
27 |
60% |
2 |
Ngành Cao đẳng Tin học |
2006-2009 |
82 |
25 |
100% |
3 |
Ngành Cao đẳng Kế toán |
2006-2009 |
259 |
197 |
61.29 % |
Qua kết quả khảo sát tình trạng việc làm sinh viên ở bảng 2 cho thấy, Toàn trường tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp đối với bậc đại học 87,3%, cao đẳng 73,76% có việc làm. Có thể nói rằng, chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Duy Tân đã góp phần đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội, cũng như góp phần nâng cao trình độ dân trí và xã hội hóa giáo dục
c) Về kết quả kiểm định chất lượng giáo dục
Tháng 5/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cử Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài vào kiểm định chất lượng tại trường theo quyết định số 3199/QĐ-BGDĐT, ngày 29 tháng 04 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiệm vụ đánh giá ngoài Trường Đại học Duy Tân từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 5 năm 2009. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của Trường Đại học Duy Tân được Đoàn đánh giá ngoài tổng kết như sau: 29/53 tiêu chí đạt mức 2(mức chất lượng tốt nhất), chiếm tỷ lệ 54,71%; 24/53 tiêu chí đạt mức 1 và 0, chiếm tỷ lệ 45,29%.
d. Công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng giáodụcnhư cơ sở vật chất; đội ngũ cán bộ, giảng viên và thu chi tài chính.
đ Cộng đồng doanh nghiệp luôn đánh giácao năng lực, kỹ năng của sinh viên Duy Tân, sẵn sàng tiếp nhận với số lượng lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt hiện nay có 3 doanh nghiệp lớn đảm bảo tiếp nhận 100% sinh viên ngành Công Nghệ Phần Mềm & Hệ Thống Thông Tin sau khi tốt nghiệp đó là: Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Kỹ Thuật SốDTT (Hà Nội), công ty TNHH Tài Nguyên Công nghệ Việt Nam, Enclave (Đà Nẵng), công ty Cổ phần Tin Học Lạc Việt (Hồ Chí Minh). Đây là một trong số rất ít trường Đại học ở khối ngoài công lập được doanh nghiệp tiếp nhận 100% đầu ra cho sinh viên. Một số sản phẩm mang tính ứng dụng của Duy Tân như: Phần mềm chấm công và quản lý nhân sự, thư viện, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính,… cũng được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.
G Các phần thưởng cao quý của nhà trường.
Đại họcDuy Tân đã nhận được sự tín nhiệm của người học, của dư luận xã hội và các cấp lãnh đạo quản lý giáo dục. Càng tự hào hơn khi Đại học Duy Tân vinh dự nhận Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong 3 năm học liên tiếp (từ 2010 đến 2012) và nhận cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ trong 2 năm liên tiếp (từ 2010 đến 2011) với thành tích hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước của ngành Giáo dục và Đào tạo. Thành tích này được coi là sự tiếp bước từ nhiều danh hiệu cao quý mà Đại học Duy Tân đạt được như Cúp Vàng thương hiệu Việt Nam năm 2005, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2005, 2006, 2007, Bằng khen của UBND thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng ngày 10/02/2010 vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2004-2005 đến học 2008-2009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Thừa ủy nhiệm của Chủ tịch nước, thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Bùi Văn Ga đã trao danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho thầy Lê Công Cơ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Quyền Hiệu trưởng Đại học Duy Tân. Danh hiệu cao quý góp phần khẳng định những đóng góp của thầy Lê Công Cơ cho sự nghiệp giáo dục của Việt Nam.
2 Về công tác chính trị tư tưởng
Đảng bộluôn coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng gắn với giáo dục tính nhân văn trong quá trình đào tạo của Trườngnổi lên các ưu điểm sau đây:
Một là:Tổ chức học tập quán triệt các nghị quyết của đảng, luật pháp của nhà nước và nhiệm vụ của nhà trường, làm cho cán bộ Đảng viên nắm vững Đường lối, chính sách quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy chế, quy định về giáo dục đào tạo nhằm xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng, nhiệt huyết yêu nghề, nhận thức đúng đắn về vị thế nhà giáo, nhà khoa học và vị thế bình đẳng của trường Đại học ngoài công lập.
Hai là:Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, đẩy mạnh sinh hoạt theo chuyên đề, khắc phục một bước cơ bản tình trạng nghèo về nội dung, đơn điệu về hình thức, chất lượng thấp của sinh hoạt chi bộ; nâng cao tínhlãnh đạo, tính chiến đấu và tính giáo dục giáo dục trong sinh hoạt chi bộ.
Duy trì chế độ và nề nếp sinh hoạt Đảng, đấu tranh tự phê và phê bình, kịp thời nắm bắt và giải quyết những vướng mắc về nhận thức, tư tưởng xây dựng truyền thống đoàn kết nhất trí cao trong Đảng bộ.
Ba là:Triển khai thực hiện các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, địa phương, ngành theo phương thức lồng ghép, đi vào những việc làm cụ thể để những cuộc vận động đi vào cuộc sống một cách thực chất.
Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Đảng bộ chú trọng vào việc làm theo phối hợp với Hội đồng Quản trị, Ban Giám hiệu đề ra chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, giảng viên, nhân viên Đại học Duy Tân, chỉ đạo các đoàn thể tổ chức có hiệu quả các chương trình văn hóa văn nghệ, các hoạt động xã hội nhằm tuyên truyền và thực hiện các nội dung của cuộc vận động một cách thiết thực.
Bốn là: Sự phối hợp chặt chẽ của Đảng ủy, Hội đồng Quản trị và Ban Giám hiệu, Công đoàn nhà trường trong việc đẩy mạnh dân chủ cơ sở, công khai, minh bạch các chủ trương, kế hoạch, các chế độ chính sách, thi đua khen thưởng đã góp phần tích cực vào việc xây dựng khối đại đoàn kết và tinh thần đồng thuận cao trong nhà Trường.
3 Về công tác xây dựng đảng gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên.
Công tác xây dựng Đảng gần 20 năm qua của Đảng bộ Đại học Duy Tân nổi lên những ưu điểm sau đây:
Một là: Người đứng đầu, ngay từ đầu và trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của trường luôn luôn coi trọng đúng mức công tác xây dựng Đảng. Một trong những nguyên nhân cơ bản cho sự ổn định và phát triển toàn diện, vững chắc, đúng hướng của Đại học Duy Tân là ngay từ đầu và trong suốt quá trình đã coi trọng đúng mức công tác xây dựng Đảng. Là hạt nhân lãnh đạo chính trị, chi bộ Đảng đầu tiên của Trường Đại học Duy Tân được thành lập ngày 19/8/ 1996 chỉ có 3 đảng viên do đống chí Lê Công Cơ làm bí thư chi bộ, ngày 03/5/2002 Ban Thường vụ Đảng ủy Dân Chính Đảng ra quyết định số 21-NQ/TV chuyển Chi bộ cơ sở Trường Đại học Dân lập Duy Tân thành Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Dân Chính Đảng Thành phố Đà Nẵng. Để phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện để phát triển vững chắc Đảng bộ nhà trường, ngày 19/4/2007, Ban Thường vụ Thành ủy ra quyết định số 1164-QĐ/TU chuyển Đảng bộ Trường Đại học Duy Tân từ trực thuộc Đảng bộ Dân Chính Đảng Thành phố Đà Nẵng về trực thuộc Đảng bộ Quận Hải Châu. Đến nay 2014 Đảng bộ Trường Đại học Duy Tân đã có một bước phát triển mới về số lượng và chất lượng (19 chi bộ và 138 đảng viên, trong đó có 2 chi bộ sinh viên 30 đảng viên). Về cơ chế hoạt động, trước tháng 5/2006 Đảng bộ hoạt động theo Quy định 51 của Ban Bí thư TW Đảng KVIII “ về công tác đảng trong trường học” từ tháng 5/2006 đến nay Đảng bộ hoạt động theo Quy định 163/QĐ/TW ngày 15/4/2006 của Ban Bí thư TW Khoá X “Về chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ cơ sở trường học, bệnh viện ngoài công lập”.
Hai là :Vào đầu mỗi nhiệm kỳ của Đảng bộ, Đảng uỷ trường ban hành Quy chế phối hợp giữa Đảng uỷ với Hội Đồng Quản Trị và Ban Giám hiệu, do hầu hết HĐQT, BGH đều là đảng viên, Đảng uỷ viên và đồng chí Bí thư Đảng uỷ Lê Công Cơ vừa là chủ tịch HĐQT vừa kiêm Hiệu trưởng nhà trường, nên rất thuận lợi cho sự phối hợp nhịp nhàng trong các mối quan hệ lãnh đạo và điều hành quản lý.
Ba là: Đảng bộ Trường Đại học Duy Tân gần 20 năm qua là gắn công tác xây dựng đảng với thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của trường là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín của trường, gắn quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên với quy hoạch phát triển đội ngũ đảng viên, gắn chất lượng đảng viên với hiệu quả thực hiện chức trách nhiệm vụ chuyên môn của đảng viên. Đảng uỷ có nghị quyết chuyên đề về quy hoạch đội ngũ cán bộ, giảng viên gắn với quy hoạch phát triển đảng viên nhất là coi trọng bồi dưỡng phát triển đảng đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên nòng cốt có đủ tiêu chuẩn.
Bốn là: Xây dựng đội ngũ Đảng viên phát triển cả về số lượng, cơ cấu và không ngừng nâng cao chất lượng đảng viên.
Các chi bộ đã coi việc phát triển đảng là một chỉ tiêu, nhiệm vụ trong công tác xây dựng đảng. Qua gần 20 năm đội ngũ đảng viên của Trường đã có bước phát triển cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Về số lượng và cơ cấu đội ngũ đảng viên của Đảng bộ : Ban giám hiệu 7/8= 87,5%, Trưởng các phòng, khoa, trung tâm 21/55= 39 %, (trong đó đảng viên khối đào tạo 69/138= 50,5 %, đảng viên khối phục vụ 39/138 = 28 % đảng viên khối sinh viên 30/138 = 21,5% ), nguồn phát triển đảng năm 2013 của Đảng bộ là 119 đồng chí đã tham gia các lớp bồi dưỡng đối tượng đảng, số đảng viên được kết nạp hàng năm trung bình là 12 đồng chí.
Về chất lượng đảng viên qua phân loại hàng năm có 90% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó số đảng viên hoàn thành suất sắc nhiệm vụ có trên 10%, tiêu biểu như đồng chí Lê Công Cơ Bí Thư Đảng bộ, Chủ Tịch HĐQT, kiêm Hiệu Trưởng 5 năm liền là đảng viên đủ tư cách hoàn thành suất sắc nhiệm vụ. số đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ dưới 10% , số đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm tư cách đảng viên chỉ 0,7% .Đội ngũ đảng viên của trường gồm nhiều thế hệ, từ những đảng viên kinh qua cuộc kháng chiến giải phóng đất nước, những người tham gia phong trào Sinh viên-Học sinh, phong trào Đô thị miền Nam trước 1975, những đảng viên giữ trọng trách trong các cơ quan, đơn vị nhà nước đến những đảng viên trẻ, nhiệt huyết là những cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường. Đảng viên trong sinh viên tuy số lượng chưa nhiều nhưng đã phát huy vai trò cốt cán xung kích trong học tập rèn luyện và nhất là phong trào Đoàn, Hội sinh viên, hoạt động tình nguyện, hiến máu nhân đạo, văn nghệ thể thao, câu lạc bộ, Diễn đàn sinh viên.
Đảng bộ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và nhiều năm liên tục đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh”. “Đảng bộ Đại học Duy Tân thực sự là một Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu, là hạt nhân chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết, tính đồng thuận cao để thúc đẩy Đại học Duy Tân phát triển bền vững”,.
Bí thư Đảng ủy là ông Lê Công Cơ, một đảng viên kỳ cựu, đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT), vừa là Hiệu trưởng. Đảng ủy bố trí cán bộ tổ chức bộ máy chuyên trách công tác đảng, công tác Công đoàn và Đoàn Thanh niên. Vận dụng Quy định 163/QĐ-TW, Đảng ủy xây dựng và thống nhất với HĐQT về quy chế làm việc của Đảng ủy cũng như mối quan hệ giữa Đảng ủy với HĐQT và Hiệu trưởng. Theo đó, tổ chức Đảng có nhiệm vụ lãnh đạo đảng viên về công tác chính trị tư tưởng, thực hiện nhiệm vụ chính trị, lãnh đạo các đoàn thể và phát triển đảng viên. Đảng ủy có vai trò quan trọng tham gia với HĐQT và Hiệu trưởng xây dựng nghị quyết về mục tiêu, định hướng phát triển của trường, công tác tổ chức cán bộ. Trên cơ sở nghị quyết của HĐQT, Đảng ủy có nghị quyết cụ thể về nhiệm vụ từng năm học. Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, các chi bộ cơ sở tổ chức và duy trì sinh hoạt bảo đảm 3 tính chất: Lãnh đạo, giáo dục và chiến đấu. Chi bộ phòng, khoa tập trung vào nội dung nâng cao nhận thức chính trị của từng đảng viên, phát huy vai trò đầu tàu gương mẫu, nòng cốt của đảng viên trong hoạt động chuyên môn và các phong trào của trường. Qua sinh hoạt, thực hiện tự phê bình và phê bình đã nâng cao chất lượng đảng viên, làm chuyển biến trong chất lượng giảng dạy, nhất là thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục đại học: Giảng dạy trên cơ sở nghiên cứu, xây dựng uy tín về chất lượng trong xu thế cạnh tranh về đào tạo. Vai trò của đảng viên được phát huy có hiệu quả trong phòng chống bệnh thành tích trong giảng dạy, tiêu cực trong tuyển sinh. Những đối tượng được cấp ủy lựa chọn bồi dưỡng phát triển Đảng và giới thiệu với HĐQT đưa vào diện quy hoạch cán bộ đều đáp ứng về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn. Do đó những đảng viên mới trong những năm gần đầy đều có trình độ học vấn từ thạc sỹ trở lên
Bài học kinh nghiệm
-Bài học thứ nhất:
Người đứng đầu, ngay từ đầu và trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của trường luôn luôn coi trọng đúng mức công tác xây dựng Đảng.Gắn kết xây dựng trường với xây dựng Đảng .Xây dựng trường phát triển toàn diện, đúng hướng, và khẳng định được uy tín đào tạo trong môi trường cạnh tranh là điều kiện để xây dựng Đảng, ngược lại xây dựng Đảng là hạt nhânchính trị cho sự ổn định và phát triển bền vững của nhà trường.
- Bài học thứ hai:
Sự chủ động và sáng tạo trong xây dựng mô hình tổ chức Đảng và xác định cụ thể hoá tiêu chuẩn đảng viên gắn với hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và kết quả thi đua của nhà trường.Về nhận thức quan điểm không có sự phân biệt về vai trò sư mệnh của tổ chức Đảng, của đội ngũ cán bộ giảng viên ở trường Đại học công lập và ngoài công lập, trong thực tế Quy Định 163 của Trung ương về tổ chức Đảng ngoài công lập lại có sự phân biệt giữa vị thế tổ chức Đảng ở hai loại hình trường này. Theo đó, trường công lậpthuộc sở hữu Nhà nước nên tổ chức Đảng giữ vai trò lãnh đạo toàn diện. Trường ngoài công lập thuộc sở hữu tập thể, tư nhân nên tổ chức Đảng chỉ phối hợp và tham gia lãnh đạo.Mấu chốt để phát huy được vai trò của tổ chức đảng là phải xây dựng được quy chế phối hợp nhịp nhàng giữa Đảng ủy, Hội Đồng Quản Trị, Ban giám hiệu. Vận dụng Quy định 163/QĐ-TW, Đảng ủy xây dựng và thống nhất với HĐQT về quy chế làm việc của Đảng ủy cũng như mối quan hệ giữa Đảng ủy với HĐQT và Hiệu trưởng. Theo đó, tổ chức Đảng có nhiệm vụ lãnh đạo đảng viên về công tác chính trị tư tưởng, thực hiện nhiệm vụ chính trị, lãnh đạo các đoàn thể và phát triển đảng viên. Đảng ủy có vai trò quan trọng tham gia với HĐQT và Hiệu trưởng xây dựng nghị quyết về mục tiêu, định hướng phát triển của trường, công tác tổ chức cán bộ. Trên cơ sở nghị quyết của HĐQT, Đảng ủy có nghị quyết cụ thể về nhiệm vụ từng năm học. Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, các chi bộ cơ sở tổ chức và duy trì sinh hoạt bảo đảm 3 tính chất: Lãnh đạo, giáo dục và chiến đấu. Chi bộ phòng, khoa tập trung vào nội dung nâng cao nhận thức chính trị của từng đảng viên, phát huy vai trò đầu tàu gương mẫu, nòng cốt của đảng viên trong hoạt động chuyên môn và các phong trào của trường. Qua sinh hoạt, thực hiện tự phê bình và phê bình đã nâng cao chất lượng đảng viên, làm chuyển biến trong chất lượng giảng dạy, nhất là thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục đại học: Giảng dạy trên cơ sở nghiên cứu, xây dựng uy tín về chất lượng trong xu thế cạnh tranh về đào tạo. Vai trò của đảng viên được phát huy có hiệuquả thông qua thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm.
- Bài học thứ ba:
Đoàn kết trên nền tảng hài hoà lợi ích, ổn định và phát triển.
Sự tồn tại và phát triển của Trường ĐHDT là một thực thể lợi ích khách quan:
Lợi ích về học tập và việc làm của của sinh viên; lợi ích về vật chất và tinh thần của đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên; lợi ích của những người góp vốn xây dựng trường; lợi ích mà trường đóng góp cho Đà Nẵng và cả nước. Mối quan hệ lợi ích vừa có mặt thống nhất vừa có mâu thuẫn, vì vậy nghệ thuật của lãnh đạo quản lý là phải bảo đảm hài hòa lợi ích coi đây là nền tảng của ổn định và phát triển. ( Vừa qua ở một số Trường Đại hoc, Cao đẳng ngoài công lập đã để xẩy ra xung đột tranh chấp lợi ích, dẫn tới mất đoàn kết nội bộ, uy tín xã hội bị giảm sút, đưa trường tới bờ vực của sự trì trệ và phá sản ) Ở Đại học Duy Tân nhà trường đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu, và mỗi thời kỳ đều có phương châm chỉ đạo: Năm học 2007 - 2008: “Tất cả vì chất lượng đào tạo và việc làm của sinh viên;vì đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, giảng viên và nhân viên” . Năm học 2008 - 2009: “Hợp tác quốc tế đào tạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của Đất nước và Doanh nghiệp”.Mục tiêu xây dựng môi trường Văn hóa Đại học Duy Tân trở thành môi trường: “Nghiêm túc - Đồng cảm - Chia sẻ”.Hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập trường với khẩu hiệu “Giấc Mơ Duy Tân - Nâng tầm Trí tuệ, Vươn tới Tương lai”
Với Phương châm“Bản lĩnh Việt Nam - Đổi mới, Sáng tạo, Vươn tới những tầm cao!”
Thực hiện sứ mạng “Bằng bản lĩnh Việt Nam, phát huy truyền thống của phong trào Duy Tân xưa, Đại học Duy Tân huy động tối đa nội lực, hợp tác chặt chẽ với các trường Đại học, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, phấn đấu trở thành Đại học đa ngành, đa cấp nhằm đào tạo nguồn nhân lực đạt đẳng cấp quốc tế trong các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật và kinh tế phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”.
Ngày 29/10/2014
Trần Hồng Phong
s
*
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: