Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VỚI NHIỆM VỤ ĐỔI MỚI DẠY HỌC CÁC BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở ĐẠI HỌC DUY TÂN NHỮNG NĂM VỪA QUA.
Tràn Hồng Phong.
Thạc sỹ Trưởng khoa LLCT
Đổi mới phương pháp dạy học là một nhân tố quyết định nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng dạy học lý luận chính trị nói riêng thời gian qua thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện theo tinh thần nghị quyết 29 của hội nghị Trung ương 8 khóa 11, khoa LLCT đã tiến hành đổi mới và thu được những kết quả , những kinh nghiệm nhất định,qua hội nghị khoa muốn trao đổi và học hỏi những kinh nghiêm về đổi mới phương pháp dạy học của các khoa trong trường , và sự chỉ đạo của BGH để tiếp tục phát huy những kết quả, khắc phục những thiếu sót và hạn chế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Dạy học lý luận chính trị góp phần thực hiện mục tiêu dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người. đánh giá bằng sự chuyển biến về nhận thức, tình cảm, tư tưởng, nhân cách và năng lực tư duy của người học. Sau mỗi khái niệm, nguyên lý ,quy luật được giảng viên thuyết trình, chúng ta phải hỏi sinh viên có hiểu không, có nhớ không và có vận dụng được không. Nếu người học thông minh và ham học, họ sẽ học một biết mười, ngược lại học đối phó, học qua môn, học mười chưa hẳn đã đọng lại được một. Muốn dạy học có hiệu quả thiết thực chúng ta phải gắn lý luận với thực tiễn của xã hội và người học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Người thầy không bao cấp kiến thức cho người học mà người thầy gợi mở để người học tự tìm lấy con đường tới chân lý, tự hoàn thiện mình trở thành người có tư duy độc lập sáng tạo. Thông qua phương pháp liên hệ giữa lý luận vơi thực tiễn, giảng viên lồng ghép để bồi dưỡng không chỉ kiến thức lý luận chính trị mà còn bồi dưỡng kỷ năng sống cho sinh viên như ý thức về an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, an toàn đạo đức, an toàn trong quan hệ xã hội. Đó chính là nhiệm vụ của đổi mới phương pháp dạy học lý luận chính trị.
Trước yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện của Trường Đại học Duy Tân nói chung và đổi mới nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị nói riêng, cán bộ giảng viên của khoa Lý Luận chính trị luôn luôn trăn trở, suy tư để trả lời câu hỏi ngắn gọn, giản đơn nhưng bao trùm mục tiêu, nhiệm vụ của khoa là đổi mơi phương pháp dạy học lý luận chính trị như thế nào cho “hấp dẫn, hiệu quả và thiết thực”.
Căn cứ cơ bản nhất, quan trọng nhất để đổi mới phương pháp dạy học các môn LLCT là thực hiện NQ29 của Hội nghị TW 8-K11 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực của người học đáp ứng yều cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Yêu cầu đào tạo tín chỉ là thực hiện mục tiêu nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng và xây dựng thái độ tích cực nhân tố quyết định thành công .Trong quá trình giảng dạy phải thực hiện tương tác giữa người dạy với người học; dạy 1giờ phải yêu cầu sinh viên tự nghiên cứu 3 giờ, thầy cô giáo phải hướng dẫn SV tự hoc, phải ra bài tập; xây dựng ngân hàng đề thi .
Nhà trường từ rất sớm đã có đề tài NCKH về phương pháp dạy học đại học và định hướng chỉ đạo cho giảng viên phương châm dạy trên cơ sở nghiên cứu, học trên cơ sở nghiên cứu, dạy cách học, học cách học.
Việc đổi mơi dạy học LLCT hiện nay phải thấy rõ những thuận lợi cơ bản và những khó khăn khách quan và chủ quan sau đây: về thuận lợi việc dạy học LLCT hiện nay có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý chặt chẽ của các cấp của đảng và nhà nước ; thắng lợi của sự nghiệp đổi mới; truyền thống cách mạng và hiếu học của thế hệ trẻ; cơ sở vật chất phục vụ dạy học ngày càng khang trang hiện đại; Về khó khăn : sau sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực Liên Xô- Đông Âu tác động không nhỏ tới nhận thức, tình cảm, niềm tin về lý tưởng XHCN-CSCN của cán bộ đảng viên và thế hệ trẻ học sinh sinh viên làm cho việc dạy học LLCT có khoảng cách rất xa giữa lý luận và thực tiễn; tình trạng thất nghiệp, học xong khó xin việc làm hoặc có việc làm trái ngành nghề, thu nhập thấp; kinh tế nhiều thành phần, xã hội nhiều giai cấp, phân hóa giàu nghèo và bất công xã hội tạo ra thái độ chính trị khác nhau; sự chống phá đả kích xuyên tạc quyết liệt của các thế lực thù địch nhất là trên các trang mạng xã hội.
Thực hiện chủ trương và sự chỉ đạo của BGH nhà trường các thầy cô trong khoa LLCT thời gian qua đã thực hiện đổi mới dạy học thể hiện các phương pháp sau đây:
-Kết hợp phương pháp truyền thống với từng bước sử dụng các phương pháp hiện đại phát huy tính tích cực chủ động của người học biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; kết hợp lý luận với thực tiễn; kết hợp bồi dưỡng kiến thức với bồi dưỡng năng lực và kỹ năng sống; kết hợp thuyết trình với gợi mở nêu vấn đề góp phần giải quyết những vấn đề cuộc sống đặt ra; kết hợp xây dựng nhân thức đúng với phê phán các xu hướng lệch lạc sai trái; kết hợp giữa giáo dục nâng cao tính tự giác với điểm danh kéo sinh viên đến lớp.
-Bản thân các môn lý luận chính trị có nhiều khái niệm trừu tượng mà sinh viên khó hiểu, khó nhớ và khó vận dụng, mặt khác giữa lý luận và thực tiễn hiện nay có khoảng cách rất xa, nếu quá trình giảng dạy lại không mạnh dạn đổi mới , rơi vào sách vở, giáo điều, xa rời thực tiễn thì sinh viên chán học, học thụ động đối phó, đến lớp không chuyên cần, về nhà khộng tự nghiên cứu, khi thi quay cop, học xong không biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.Thực chất của việc đổi mới dạy học lý luận chính trị là làm cho quá trình dạy học thật sự hấp dẫn; hiệu quả và thiết thực. Để hấp dẫn và đánh thức hứng thú của sinh viên yêu cầu giảng viên phải vừa nắm vững nội dung lý luận, vừa am hiểu thực tiễn, biết kết hợp lý luận với thực tiễn, không máy móc, giáo điều, khô cứng. Sử dụng các phương pháp giảng dạy một cách sinh động, mềm dẻo, phong phú và phù hợp với sinh viên; tạo được hứng thú và truyền cảm hứng và trách nhiệm cho người học, làm cho sinh viên không chỉ thích thú nghe thầy cô giảng bài mà thích thú nghiên cứu tìm tòi môn học theo hướng dẫn của giảng viên. . Người học chỉ tự giác, tích cực học tập khi họ thấy hứng thú. Hứng thú không có tính tự thân, không phải là thiên bẩm, hứng thú được hình thành và phát triển trong quá trình giáo dục. Chính giảng viên là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho sinh viên. Chúng ta đều biết rằng giữa lý luận và thực tiễn hiện nay có khoảng cách rất xa, tâm trạng người học diễn biến phức tạp, để tạo nên sự hấp dẫn trong giảng dạy lý luận chính trị không phải là điều dễ dàng, nhưng đây là mục tiêu có thể thực hiện được.
- Dạy học lý luận chính trị góp phần thực hiện mục tiêu dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người. Dạy học lý luận chính trị hiện nay phải chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất và nặng lực của người học.
-Dạy học lý luận chính trị góp phần xây dựng thái độ trách nhiệm và phương pháp học tập đúng đắn hiệu quả cho sinh viên làm cho sinh viên hào hứng tự tin trong học tập.
Những khuyết điểm hạn chế trong đổi mới phương pháp dạy học:
- Chưa có cơ chế để kiểm tra việc tự học của sinh viên, chủ yếu là học trên lớp, điều này trái với yêu cầu đào tạo tín chỉ là dạy trên lớp 1 giờ sinh viên phải tự học ở nhà 3 giờ.
- Chưa có cơ chế để phát huy dân chủ làm cho sinh viên nói thật, nói nhiều về những vướng mắc và lệch lạc của mình về nhận thức và tư tưởng trong học tập.Trên cơ sở đó giảng viên giải quyết yêu cầu chung và yêu cầu riêng.
- Trong kiểm tra mới dừng lại ở kiểm tra tái hiện kiến thức, chưa kiểm tra được năng lực và nhất là kiểm tra chuyển biến thái độ sau khi học tập môn học. Những điều này chính là thực hiện NQ của Đảng về chuyển từ truyển thụ kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của người học .
Phương hướng
Để khắc phục 3 yếu kém trên chính là tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học của khoa lý luận chính trị. Đồng thời phương pháp dạy học các môn LLCT còn bị chi phối bởi giáo trình, theo nguyên tắc nội dung quyết định phương pháp, phương pháp là sự vận động của nội dung. Giảng viên không nắm chắc nội dung thì không có cơ sở để đổi mới phương pháp. Chúng tôi đang chờ đón giáo trình mới của Bộ về các môn LLCT.Bộ sẽ cấu trúc lại các môn học và biên soạn giáo trình mới. Trước mắt chủ động đổi mới chúng tôi đề xuất với BGH về thời gian học trên giảng đường khoảng 50 -60 %, tiểu luận, tự học 30% như đang thực hiện, và 10- 20% học ngoại khóa ở bảo tàng HCM- chi nhánh QK5 , ở cơ sở nông thôn, cơ sở công nghiệp.
Kết luận :
Để đổi mới có hiệu quả phương pháp dạy học đối vơi giảng viên phải trên nền tảng nâng cao trình độ lý luận và thực tiễn, nhuần nhuyễn giáo trình, am hiểu sinh viên và luôn luôn tìm tòi đổi mới hoàn thiện các phương pháp dạy học, sau mỗi giờ dạy , buổi dạy tuy mệt nhưng thấy hạnh phúc, thấy thăng hoa, thấy hài lòng với nghệ thuật sư phạm mà mình đã thể hiện.
Đối với sinh viên , để sinh viên học tốt, ham học, thầy cô giáo phải kết hợp 3 tốt: dạy tốt, quản lý lớp học tốt và hướng dẫn sinh viên tự học tốt.
Đối với nhà trường phải hoàn thiện các quy định về quản lý sinh viên trong học tập, quản lý sinh viên tự học ở thư viện, ở nhà.
» Các tin khác: