Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
NHỮNG HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
Sự kết hợp sức mạnh giữa tổ chức độc quyền với nhà nước tư sản hình thành một cơ cấu và cơ chế thống nhất được biểu hiện dưới những hình thức cụ thể và chủ yếu sau đây:
- Sự kết hợp về con người giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản
Để sử dụng sức mạnh của Nhà nước bảo vệ lợi ích của mình, các tổ chức độc quyền tiến hành kiểm soát, chi phối nhà nước bằng việc cử người tham gia bộ máy nhà nước. Từ đó, các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước được hoạch định vì lợi ích của các tổ chức độc quyền. Đồng thời, nhà nước tư sản cũng cử người tham gia vào ban quản trị của các tổ chức độc quyền, nhằm tạo cơ sở kinh tế và chính trị. Thông qua các cuộc bầu cử, các đảng phái cử người của mình nắm giữ những chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước: Tổng thống, thủ tướng, nghị viện… Tương quan lực lượng giữa các đảng phái quyết định số ghế của mỗi Đảng trong bộ máy nhà nước.
V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh rằng, sự liên minh cá nhân của ngân hàng và công nghiệp với chính phủ “Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng”
Bên cạnh sự hình thành các đảng phái tư sản là sj xuất hiện các hội chủ xí nghiệp mang những tên khác nhau như: Hội đồng toàn quốc Mỹ, Tổng liên đoàn công nghiệp Italia, Liên đoàn các nhà kinh tế Nhật Bản, Liên minh liên bang công nghiệp Đức, Hội đồng quốc gia giới chủ pháp, Tổng liên đoàn công thương Anh… Tuy đã hình thành từ thế kỷ XVIII ở một số nước, nhưng chỉ đến giai đoạn độc quyền các hội này mới bắt đầu phát triển mạnh, chúng phát triển thành hội toàn quốc và trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho CNTBĐQ nhà nước. Các hội chủ xí nghiệp còn lập ra các ban, các ủy ban tư vấn đủ loại bên cạnh các bộ, nhằm mục đích “lái” hoạt động của nhà nước theo ý đồ chiến lược của mình. Vai trò của các “hội” lớn đến mức mà dư luận TGiới đã gọi chúng là những chính phủ đằng sau chính phủ
- Sự hình thành và phát triển của sở hữu TB độc quyền nhà nước
Sở hữu độc quyền nhà nước xuất hiện thì quan hệ sở hữu của xã hội tư sản có sự thay đổi: Nhà nước là chủ sở hữu một khối lượng tư bản khổng lồ. Tuy nhiên, giữa sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân có sự gắn bó ngay trong quá trình tuần hoàn của tổng tư bản xã hội. Sở hữu nhà nước tư sản được hình thành dưới những hình thức sau:
+ Xây dựng DNNN bằng vốn ngân sách (trong đó có cả doanh nghiệp SH 100% vốn của nhà nước và doanh nghiệp liên kết với TB tư nhân trong và ngoài nước, kể cả liên kết với các nhà nước khác).
+ Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại.
+ Nhà nước mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân.
+ Mở rộng DNNN bằng vốn tích lũy của chúng và vốn từ ngân sách.
Cùng với quá trình quốc hữu hoá, còn có quá trình tư nhân hoá các xí nghiệp nhà nước nhằm đưa lại hiệu quả kinh doanh có lợi cho tổ chức độc quyền. Đó là quá trình song hành mà mục đích là tăng hiệu suất tư bản.
Đặc trưng của sở hữu trong CNTB ĐQ nhà nước là tính chất đồng sở hữu giữa nhà nước tư sản và độc quyền tư nhân. Tính chất đồng sở hữu này đã tạo ra sự dung hợp, đan xen cả trách nhiệm và lợi ích giữa hai bên trên tất cả các mặt của quan hệ sỏ hữu như: quan hệ chiếm hữu, sử dụng và chi phối đối với TLSX, trong đó sở hữu của nhà TB bị nhà nước chi phối, sử dụng và ngược lại, sở hữu nhà nước cũng bị tư bản chi phối và sử dụng. Ở đây, mục đích sở hữu của nhà nước tư sản là tạo điều kiện để KT - XH phát triển và bảo tồn CNTB, còn mục đích sở hữu của tư bản độc quyền tư nhân là lợi nhuận độc quyền cao.
- Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản
Bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân từ những khuyết tật của nền kinh tế thị trường TBCN và nhằm mục tiêu ổn định KT - XH, tạo môi trường cho TB độc quyền tư nhân hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, nhà nước tư sản cần thiết phải điều tiết kinh tế
Sự điều tiết trước hết dựa trên cơ sở của những lý thuyết KT nhất định là luôn thay đổi trong từng giai đoạn cũng như đặc điểm của từng quốc gia TBCN. Đồng thời, để thực hiện điều tiết có hiệu quả, nhà nước tư sản đã tổ chức bộ máy điều tiết và sử dụng hệ thống các công cụ chính sách điều tiết liên quốc gia. Chẳng hạn như:
+ Bộ máy điều tiết về cơ bản được thiết lập trên cơ sở tam quyền phân lập bao gồm cơ quan lập pháp (Quốc hội), cơ quan hành pháp (Chính phủ) và cơ quan tư pháp (Toà án, Viện kiểm soát…). Bộ máy điều tiết này cũng mang những nét riêng đối với từng quốc gia.
+ Công cụ và chính sách điều tiết được sử dụng linh hoạt, bao gồm các công cụ hành chính, pháp luật, các công cụ đòn bẩy và chính sách KT, trong đó thuế, lãi suất… được coi trọng hàng đầu.
+ Sự điều tiết kinh tế được thực hiện dưới hình thức phối hợp các cơ chế, trong đó cơ chế thị trường là nền tảng, còn cơ chế độc quyền tư nhân và cơ chế độc quyền nhà nước được sử dụng linh hoạt theo hướng thị trường ngày càng tăng, còn nhà nước ngày càng giảm nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế.
Đặc điểm của sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản là trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường, nhà nước sử dụng các biện pháp nhằm định hướng sự phát triển thông qua các chương trình dài hạn, trung hạn, ngắn hạn với các giải pháp mang tính chiến lược và tình thế. Trong một số nước TB phát triển đã ít nhiều vận dụng tư tưởng “dân chủ hoá” trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: