Địa chỉ: phòng 405 – Số 254 Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Điện thoại : (+84) 236.3650403 (405)
Email: lyluanchinhtri@duytan.edu.vn
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Dương
ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, có hai con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Con đường thứ nhất là quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản chủ nghĩa phát triển ở trình độ cao. Con đường thứ hai là quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển còn thấp, hoặc như V.l.Lênin cho rằng, những nước có nền kinh tế lạc hậu, chưa trải qua thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng có thể đi lên chủ nghĩa xã hội được trong điều kiện cụ thể nào đó nhất là trong điều kiện đảng kiểu mới của giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo (trở thành đảng cầm quyền) và được một hay nhiều nước tiên tiến giúp đỡ.
Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế Việt Nam. Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hòan thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, quan niệm Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể - quá độ từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu sau khi giành được độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính ở nội dung cụ thể này. Hồ Chí Minh đã cụ thể và làm phong phú thêm lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta có những đặc điểm riêng nên không thể rập khuôn một cách máy móc những nhiệm vụ được quy định ở những nước đã qua chủ nghĩa tư bản. Nếu như nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ ở các nước XHCN đã qua chủ nghĩa tư bản phát triển là cải biến những cơ sở của chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội, thì ở nước ta đồng thời với việc cải biến những cơ sở hiện có thành những cơ sở của CNXH, lại phải chuẩn bị tiền đề vật chất cần thiết cho sự phát triển của CNXH. Như Lênin đã nói: " Một nước càng lạc hậu mà lại phải- do những bước ngoắt ngoéo của lịch sử - bắt đầu làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, thì nước đó càng gặp khó khăn"
Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Thực chất của quá trình cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện mới, khi mà nhân dân ta hoàn thành cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ, so sánh lực lượng trong nước và quốc tế đã có những biến đổi. Điều này đòi hỏi phải áp dụng toàn diện các hình thức đấu tranh cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm chống lại các thế lực đi ngược lại con đường xã hội chủ nghĩaHồ Chí Minh nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội. Tính chất phức tạp và khó khăn của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là;
Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.
Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: