Địa chỉ : P.203 - K7/25 Quang Trung - Đà Nẵng
Điện thoại : 05113 827 111 ( 203)
Những tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với đời sống tinh thần đạo đức
- Tác động tích cực
Thứ nhất, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tồn tại hình thức kinh tế cho việc xác lập địa vị chủ thể của cá nhân, bởi vì nó đòi hỏi ở con người tính tích cực, tự giác tối đa. Nó giải phóng các cá nhân tham gia hoạt động kinh tế khỏi sự phụ thuộc vào những kế hoạch, mệnh lệnh hành chính quan liêu,…và tạo điều kiện để họ trở thành chủ thể tự chủ của hoạt động kinh tế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ng
Những tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với đời sống tinh thần đạo đức
- Tác động tích cực
Thứ nhất, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tồn tại hình thức kinh tế cho việc xác lập địa vị chủ thể của cá nhân, bởi vì nó đòi hỏi ở con người tính tích cực, tự giác tối đa. Nó giải phóng các cá nhân tham gia hoạt động kinh tế khỏi sự phụ thuộc vào những kế hoạch, mệnh lệnh hành chính quan liêu,…và tạo điều kiện để họ trở thành chủ thể tự chủ của hoạt động kinh tế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sở dĩ có ưu thế hơn về mặt tác động vào sự phát triển của con người, chính vì ở đó cá nhân hoạt động kinh tế trở thành chủ thế vận hành kinh tế, có tính độc lập tự chủ cao. Tính độc lập tự chủ này góp phần hình thành nên tính cách năng động, sáng tạo của mỗi thành viên trong xã hội.
Thứ hai, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm xuất hiện các cơ sở kinh tế nhất định để cá nhân thực hiện sự tự do bình đẳng của mình. Trong thể chế cũ, do cá nhân không có địa vị độc lập tự chủ trong hoạt động kinh tế- xã hội nên tự do của họ bị hạn chế, họ bị phụ thuộc vào nhiều mối quan hệ khác nhau. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn phá bỏ quan hệ đặc quyền đẳng cấp giữa các cá nhân, cung cấp cho họ một môi trường cạnh tranh bình đẳng, hợp thức, góp phần xây dựng nên quan niệm tự do và bình đẳng và cung cấp tiền đề cho sự hình thành các cá nhân độc lập.
Thứ ba, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện cho con người phát huy mọi năng lực cá nhân. Trong cơ chế cũ vì cá nhân thiếu sự tự do và bình đẳng nhất định, nên năng lực của con người cũng không được phát huy đầy đủ. Việc xác lập thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm cho cá nhân người lao động trở thành chủ thể có tính độc lập nhất định; các nguyên tắc hợp thức cạnh tranh hiệu quả, lợi ích tối đa của nó phá vỡ nhiều quan niệm và quan hệ khác nhau của cơ chế cũ, thôi thúc cá nhân phát huy hết năng lực của mình.
- Tác động tiêu cực:
Thứ nhất, bệnh sùng bái đồng tiền: trong kinh tế thị trường, toàn bộ quá trình sản xuất đến phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều được thực hiện thông qua thị trường. Thị trường vận động theo quy luật của mình, thông qua các công cụ trong đó đặc biệt nổi lên vai trò, vị trí, tác động của tiền tệ. Bởi vậy, kinh tế thị trường tạo ra bệnh sùng bái đồng tiền, quan niệm ai có tiền là có quyền lực xã hội và có thể dựa vào quyền lực này để chiếm hữu những thứ người ta cần. Từ quan niệm như vậy người ta hướng tới việc kiếm tiền và làm giàu bằng mọi cách nhiều khi bỏ qua cả tiêu chuẩn đạo đức và khuôn khổ pháp luật.
Thứ hai, các tệ nạn xã hội: chính bệnh sùng bái đồng tiền làm nẩy sinh nhiều tệ nạn xã hội: tham ô công quỹ, buôn gian bán lậu, sản xuất hàng giả, tham nhũng, làm giàu bất hợp pháp,… Người ta chạy theo đồng tiền một cách điên cuồng, coi đó là sự thể hiện mục tiêu xác thực nhất.
Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về “Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay” nhận định: “Điều nhức nhối nhất hiện nay là một bộ cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí phẩm chất cách mạng. Tệ tham nhũng, buôn lậu lãng phí tài sản Nhà nước và nhân dân rất nghiêm trọng, bệnh quan liêu, xa thực tế, xa dân, ý thức tổ chức kỷ luật kém, tình trạng coi thường kỷ cương phép nước còn rất nặng. Tư tưởng cục bộ địa phương, kèn cựa địa vị… dẫn đến mất đoàn kết kéo dài ở một số nơi. Những biểu hiện đó đang gây bất bình trong dư luận, làm tổn hại đến thanh danh uy tín của Đảng, làm giảm sút sức chiến đấu của Đảng và giảm lòng tin của nhân dân”. Thật vậy cơ chế thị trường đã kích thích, tạo điều kiện cho các tệ nạn cũ phát triển, các tệ nạn mới nẩy sinh và lan tràn. Những quan hệ đạo đức truyền thống tốt đẹp như quan hệ gia đình, bạn bè, đồng chí,…có lúc có nơi đã bị lung lay coi nhẹ.
Thứ ba, chủ nghĩa cá nhân: Sự phát triển kinh tế thị trường một mặt mở rộng và phát triển tự do cá nhân, mặt khác lại kích thích cho chủ nghĩa cá nhân phát triển, gây ra mâu thuẫn giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích cộng đồng. Chúng ta không đồng nhất những lợi ích cá nhân chính đáng cần được quan tâm, bảo vệ với chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, hẹp hòi chỉ biết coi trọng lợi ích của bản thân mình. Chủ nghĩa cá nhân sẽ dẫn đến tình trạng phi nhân tính, khi con người đặt lợi ích của mình lên trên hết, chà đạp lên lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chủ nghĩa cá nhân cũng dẫn người ta đi đến chủ nghĩa hưởng lạc, một bộ phận người sống xa hoa, lãng phí, ăn tiêu vô độ, chỉ theo đuổi những lợi ích cá nhân và sự hưởng thụ này làm cho họ thoái hóa biến chất về đạo đức.
» Tin mới nhất: